Hen suyễn là bệnh lý gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do đó, rất nhiều người lo lắng mình sẽ lây bệnh cho người xung quanh. Hoặc những người khi tiếp xúc với người bị hen suyễn cũng sợ mình sẽ bị nhiễm bệnh. Vậy hen suyễn có bị lây không? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của KISHO ASMA để hiểu rõ hơn nhé.
Tổng quan về hen suyễn
Hen suyễn hay hen phế quản là bệnh viêm mạn tính của đường hô hấp. Khi bệnh nhân tiếp xúc với các dị nguyên gây kích ứng, ống thở sẽ bị viêm nhiễm, sưng tấy và co thắt khiến lượng dịch nhầy tiết ra nhiều. Bệnh nhân sẽ xuất hiện các triệu chứng như ho, khó thở, thở khò khè,…
Vì là bệnh mạn tính nên bệnh nhân cần thời gian để điều trị cũng như tập sống chung với bệnh. Khi cơn hen khởi phát, bệnh nhân cần được sử dụng thuốc giãn phế quản kịp thời nếu không sẽ bị: suy hô hấp, tổn thương não, tràn khí màng phổi, xẹp phổi,…. Chính vì những biến chứng nguy hiểm này mà rất nhiều người thắc mắc “Bệnh hen suyễn có bị lây không?”.
Nguyên nhân gây bệnh hen suyễn
Theo các nhà nghiên cứu thì nguyên nhân gây bệnh hen suyễn là do sự kết hợp của tác nhân bên ngoài và yếu tố di truyền. Các yếu tố gây khởi phát cơn hen như:
- Gia đình có người bị bệnh hen suyễn
- Tiếp xúc với các dị nguyên từ môi trường: khói, bụi, nấm mốc, mạt nhà, phấn hoa, lông động vật,…
- Thời tiết thay đổi.
- Thay đổi cảm xúc đột ngột.
- Lo lắng, áp lực, stress kéo dài.
- Luyện tập thể dục thể thao quá sức.
- Khuân vác đồ quá nặng.
- Thường xuyên hút thuốc lá.
- Phơi nhiễm với khói thuốc, đặc biệt là trẻ em và người già.
- Ăn phải các thức ăn gây dị ứng.
- Mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản
- Viêm đường hô hấp do các loại vi khuẩn, vi rút gây lên.
Hen suyễn có bị lây không?
Do bệnh hen suyễn ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống hàng ngày của bệnh nhân nên nhiều người lo lắng “Hen suyễn có bị lây không?”. Trên thực tế, bệnh hen suyễn không phải là bệnh có tính lây truyền. Vì vậy, người bệnh không cần lo lắng khi tiếp xúc gần gũi hay thân mật với người khác.
Thuốc điều trị bệnh hen suyễn
Một số loại thuốc được sử dụng để điều trị bệnh hen suyễn:
- Thuốc chủ vận Beta tác dụng ngắn (SABAs): Là loại thuốc giãn phế quản có tác dụng cắt cơn hen.
- Thuốc corticosteroid dạng hít: Được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh hen suyễn dị ứng. Thuốc có tác dụng chống viêm giúp giảm tình trạng viêm ở phổi.
- Thuốc kháng Leukotriene: Được dùng cho bệnh nhân bị hen chưa kiểm soát tốt hoặc bệnh hen kèm viêm mũi dị ứng.
- Thuốc chủ vận Beta kéo dài: Loại thuốc này thường được kết hợp với corticoid và dùng với mục đích kiểm soát, dự phòng cơn hen.
- Thuốc Omalizumab (Xolair): Được sử dụng trong điều trị hen dị ứng. Tuy nhiên thuốc này lại khá đắt nên hiện tại chưa được sử dụng nhiều ở Việt Nam.
- Thuốc corticosteroid dạng uống: Thuốc điều trị hen có tác dụng ngắn và làm giảm nhanh cơn hen cấp tính. Nếu sử dụng lâu dài có thể gây ra rất nhiều tác dụng phụ.
- Thuốc Theophylline: Thuốc được dùng hàng ngày để giãn phế quản. Tuy nhiên theophylline có nhiều tác dụng phụ trong khi lợi ích không vượt qua các nhóm thuốc khác nên không còn được sử dụng nhiều như trước kia.
- KISHO ASMA: Là thuốc Đông y với 3 thành phần chính hoàn toàn từ thiên nhiên là là tử tô tử, bột bồng bồng, bột rẻ. Có tác dụng điều trị dứt điểm bệnh hen suyễn, được nhiều bệnh nhân tin dùng.
Bài viết trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc “Hen suyễn có bị lây không?”. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì liên quan đến bệnh hen suyễn hãy liên hệ đến hotline 0983 96 95 96 hoặc Fanpage Kisho Asma để được hỗ trợ.