Bệnh hen suyễn là bệnh lý về đường hô hấp thường gặp ở cả trẻ em và người lớn. Vậy bệnh hen suyễn là gì? Bệnh hen suyễn có nguy hiểm không? Nguyên nhân gây bệnh hen suyễn là gì? Khi bị hen suyễn bệnh nhân cần lưu ý những điều gì? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để giúp bạn hiểu rõ hơn nhé.
Tìm hiểu về bệnh hen suyễn
Hen suyễn là gì?
Hen suyễn là một trong những bệnh lý về hô hấp thường gặp hiện nay. Hen suyễn xảy ra khi đường hô hấp bị viêm mạn tính. Tình trạng viêm dẫn đến co thắt đường dẫn khí khiến lượng không khí đi vào phổi giảm. Dẫn đến bệnh nhân gặp khó khăn trong việc hô hấp.
Đặc biệt, hen suyễn là bệnh di truyền. Nếu gia đình có người bị hen suyễn thì con cháu có khả năng cao sẽ mắc hen suyễn.
Nguyên nhân của bệnh hen suyễn
Bệnh nhân bị hen suyễn có thể là do các yếu tố môi trường hoặc do gen di truyền. Nguyên nhân gây hen suyễn là các chất gây dị ứng khi tiếp xúc với các chất kích thích đã kích hoạt cơn hen xảy ra. Một số nguyên nhân cụ thể như:
- Những thành phần gây dị ứng như phấn hoa, bụi bẩn, lông động vật, nấm mốc, màng nhện,…
- Bị nhiễm trùng đường hô hấp do cảm lạnh cảm cúm không được điều trị kịp thời.
- Hoạt động nặng như tập thể dục quá sức, bê vác đồ nặng,…
- Tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm: nhiều bụi, bẩn, mùi độc hại,…
- Dùng các loại thuốc như: chẹn beta, aspirin, thuốc kháng viêm không steroid NSAIDs,…
- Căng thẳng stress kéo dài.
- Lo âu, trầm cảm, thay đổi cảm xúc đột ngột.
- Một số chất kích thích, chất bảo quản trong thực phẩm, đồ uống,..
- Mắc bệnh trào ngược dạ dày.
Ngoài ra, còn có các yếu tố nguy cơ gây lên bệnh hen suyễn như:
- Gia đình có người bị hen suyễn như ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em,…
- Mắc các bệnh dị ứng như viêm da, viêm mũi…
- Bị thừa cân, béo phì.
- Sử dụng các chất kích thích như hút thuốc, hút bóng,…
- Tiếp xúc với khói thuốc lá thường xuyên.
- Tiếp xúc với khí thải độc hại từ các nhà máy, khu công nghiệp,…
- Làm việc trong môi trường ô nhiễm với những tác nhân gây hại cho sức khỏe.
Biểu hiện của bệnh hen suyễn
Khi bị bệnh hen suyễn, bệnh nhân có thể có các biểu hiện sau:
- Thở gấp kèm cảm giác đau tức ngực.
- Thở khò khè thường thấy ở trẻ em.
- Cảm thấy khó thở dẫn khiến công việc, cuộc sống bị ảnh hưởng.
- Các cơn ho, thở khò khè xảy ra nhiều hơn khi bị cảm lạnh, cảm cúm.
Bệnh hen suyễn có nguy hiểm không?
Khi bệnh nhân chịu tác động từ các nguyên nhân gây bệnh, đường dẫn khí quá mẫn của bệnh nhân sẽ xuất hiện tình trạng viêm nghiêm trọng. Tình trạng này khiến cho lớp niêm mạc dần sưng lên, các tế bào cơ trơn co thắt tiết ra nhiều chất dịch nhầy, khiến không khí đến phổi bị cản trở. Bệnh nhân gặp khó khăn khi hít đủ lượng không khí vào phổi. Dẫn đến cơ thể mệt mỏi do không đủ lượng oxy cần thiết để các cơ quan vận hành.
Cơn hen suyễn có nhiều mức độ khác nhau như nhẹ, vừa, nặng và rất nặng. Bệnh nhân khi lên cơ hen suyễn nhẹ có thể chuyển đột ngột thành cơn hen suyễn nặng rất nhanh gây đe dọa tính mạng nếu không được điều trị đúng cách.
Do đó, bệnh nhân bị hen suyễn cần được thăm khám và làm theo chỉ định của bác sĩ. Nếu thấy cơn hen khởi phát thường xuyên, bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ và mang theo thuốc dạng hít mỗi ngày. Khi bệnh nhân lên cơn hen nghiêm trọng cần được điều trị và sử dụng thuốc giãn đường dẫn khí kịp thời. Nếu không sẽ dẫn đến bất tỉnh hoặc đột tử. Đặc biệt, bệnh nhân cần tìm hiểu các yếu tố gây khởi phát cơn hen suyễn của mình để có biện pháp phòng tránh.
Những điều cần lưu ý khi bị hen suyễn
Khi bị hen suyễn, bệnh nhân cần lưu ý những điều sau:
- Cần bổ sung đủ nước hàng ngày (từ 2 đến 3 lít nước/1 ngày).
- Vệ sinh sạch sẽ nhà cửa nhất là trong phòng ngủ và nơi làm việc.
- Tránh để nhà có bụi, mùi lạ, lông chó mèo,…
- Không nên dùng gói lông.
- Không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…
- Không nên để hoa trong phòng và tránh những nơi có hoa.
- Nên sử dụng khẩu trang, khăn để che chắn mũi, miệng nhất là khi thời tiết lạnh.
- Không nên làm việc quá sức, mang vác nặng.
- Khi làm việc thấy mệt mỏi, khó thở nên dừng và nghỉ ngơi.
- Hạn chế sử dụng các thực phẩm hay thuốc uống có gốc sunfit (-S03) trong thành phần. (Gốc này thường có trong rượu).
- Khi khởi phát cơn hen cần ngồi dậy, tuyệt đối không nằm.
- Các loại thuốc và dụng cụ bơm thuốc hạ cơn hen cần để gần hoặc mang theo bên mình để thuận tiện sử dụng.
- Kiểm tra xem mình có dị ứng với aspirin không. Nên dùng acetaminophen thay aspirin.
- Đi khám định kỳ và làm theo chỉ định của bác sĩ.
Đọc đến đây chắc hẳn các bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi “Bệnh hen suyễn có nguy hiểm không?”. Bệnh hen suyễn có thể đe dọa tính mạng người bệnh nếu không được cấp cứu kịp thời. Do đó, khi bị hen suyễn, bệnh nhân nên mang theo thuốc bên mình và đến thăm khám bác sĩ định kỳ.