Bệnh hen phế quản hay bệnh hen suyễn là một bệnh đường thở bị viêm mãn tính. Bệnh này có rất nhiều biểu hiện mức độ nặng hay nhẹ. Khi người bệnh tiếp xúc với các yếu tố dị ứng như khói bụi, hóa chất, thức ăn, phấn hoa,… tình trạng viêm nhiễm tăng lên gây hẹp đường thở. Điều trị hen suyễn cần chú ý đến yếu tố sinh hoạt và thể lực của bệnh nhân. Người bệnh có thể kiểm soát tốt các triệu chứng của mình tại nhà. Vậy bệnh hen phế quản có chữa được không? Điều trị bệnh hen suyễn như thế nào?
Bệnh hen suyễn là như thế nào?
Bệnh hen suyễn gây cản trở rất nhiều đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Người bị hen suyễn có thể nhận biết bệnh qua một số dấu hiệu như ho, khó thở và tức ngực. Triệu chứng thường xuất hiện vào ban đêm và gần sáng. Do phế quản tăng tiết chất nhầy và co thắt cơ phế quản nên bệnh nhân thấy khó thở, đặc biệt là thở gấp. Khó thở có thể thoáng qua hoặc kéo dài tùy theo mức độ. Bệnh hen phế quản nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra biến chứng nguy hiểm như: nhiễm trùng phế quản, xẹp phổi, tràn khí màng phổi, giãn phế quản mãn tính,…
Bệnh hen phế quản hay bệnh hen suyễn là một bệnh đường thở bị viêm mãn tính
Bệnh hen phế quản có chữa được không?
Không thể trị khỏi hoàn toàn bệnh hen suyễn
Theo các bác sĩ chuyên khoa, dù bệnh hen phế quản có điều trị thì cũng không thể trị dứt điểm. Tuy nhiên căn bệnh này được điều trị sẽ giúp người bệnh kiểm soát tốt các triệu chứng, ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hơn và biến chứng nguy hiểm.
Trường hợp hen phế quản có thể tự khỏi
Một số trường hợp hen phế quản xảy ra ở trẻ em và sau đó có dấu hiệu tự khỏi Giải thích điều này như sau:
- Một số trường hợp hen phế quản xảy ra ở khi còn nhỏ và các triệu chứng tự biến mất khi trẻ đến tuổi trưởng thành.
- Ở những trẻ bị hen suyễn nhẹ nếu không tiếp xúc với các yếu tố dị ứng thì bệnh có thể được kiểm soát.
Biện pháp kiểm soát bệnh hen suyễn
Hiện nay có nhiều biện pháp làm giảm cơn hen, tuỳ vào nguyên nhân gây bệnh bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.
Thuốc giãn phế quản
Thuốc giãn phế quản giúp giảm co thắt khí quản. Thuốc thường được dùng dưới dạng ống hít hoặc. Thuốc giãn phế quản bao gồm các thuốc chủ vận bêta tác dụng kéo dài như ciclesonide, formoterol, salmeterol… Thuốc chủ vận beta tác dụng tác dụng nhanh chóng để giảm cơn khó thở tức thì. Thuốc kháng cholinergic tác dụng nhanh như ipratropium và thuốc kháng cholinergic tác dụng kéo dài như tiotropium, theophylin.
Thuốc giãn phế quản giúp giảm co thắt khí quản
Ống hít trị hen
Thiết bị này cung cấp cho bạn corticosteroid dạng hít và thuốc chủ vận beta có tác dụng giảm cơn ho kéo dài.
Corticoid dạng hít
Những loại thuốc này kiểm soát hen lâu dài do đó nên dùng mỗi ngày. Thuốc có tác dụng làm dịu sưng tấy và tắc nghẽn trong đường thở. Corticoid dạng hít thường là Budesonide, Fluticasone, Beclomethasone,…
Corticosteroid uống và tiêm tĩnh mạch
Bạn có thể mang theo thuốc này và ống hít khi lên cơn hen đột ngột nhằm giảm sưng và viêm đường hô hấp. Bạn có thể dùng steroid trong thời gian ngắn từ 5 ngày đến 2 tuần. Ngoài ra có thể tiêm steroid trực tiếp vào tĩnh mạch nếu bị hen suyễn nặng.
Thuốc kiểm soát hen suyễn lâu dài
Thuốc xịt hen suyễn dùng hàng ngày giúp giảm tần suất và mức độ của các triệu chứng hen suyễn. Nhưng không kiểm soát ngay các triệu chứng nếu cơn hen xuất hiện đột ngột. Kiểm soát hen suyễn lâu dài bao gồm các loại thuốc chống viêm, thuốc kháng cholinergic, thuốc giãn phế quản tác dụng kéo dài, thuốc điều trị sinh học…
Ngoài ra biện pháp chỉnh hình phế quản bằng nhiệt là cách sử dụng một điện cực để làm nóng sóng không khí trong phổi, giảm co thắt phế quản. Liệu pháp này dành cho những người bị hen suyễn nặng.
Sinh học
Nếu bạn bị hen suyễn nặng không thể đáp ứng với các loại thuốc kiểm soát. Bạn có thể điều trị bệnh hen suyễn của mình bằng cách thử thuốc sinh học như omalizumab để điều trị hen suyễn do dị ứng. Bạn có thể tiêm nó sau mỗi 2 đến 4 tuần. Các chất sinh học khác có thể ngăn chặn các tế bào gây viêm.
Bên cạnh các biện pháp điều trị hen suyễn ở trên bạn cần kết hợp thêm một số cách hỗ trợ điều trị dưới đây:
- Cần tránh các tác nhân gây hen suyễn.
- Thường xuyên tập thể dục thể thao.
- Duy trì cân nặng hợp lý.
- Đề giảm các triệu chứng do bệnh gây ra bằng các bài tập thở.
- Sử dụng một số phương pháp điều trị bổ sung như yoga, châm cứu, bổ sung vitamin,…
Nếu bạn thấy cơn hen ngày càng nặng, khó thở, tức ngực, tím tái nên đến bệnh viện ngay lập tức
Kết,
Trên đây là những chia sẻ về bệnh bệnh hen phế quản có chữa được không và giúp biện pháp kiểm soát tình trạng bệnh. Nhìn chung, tất cả các bệnh đều có phương pháp điều trị và kiểm soát tốt hơn tình trạng bệnh. Do đó, bạn nên đi khám sức khỏe định kỳ để hạn chế nguy cơ mắc bệnh hoặc phát hiện sớm bệnh để điều trị.