Hen phế quản hay hen suyễn là một bệnh lý đường hô hấp phổ biến. Hãy cùng với Bệnh suyễn tìm hiểu bệnh hen phế quản là gì, triệu chứng và cách kiểm soát cơn hen trong bài viết sau.
Hen phế quản là gì?
Hen là tình trạng viêm mạn tính đường thở với sự tham gia của nhiều tế bào và thành phần tế bào làm tăng tính đáp ứng đường thở (co thắt phù nề, tăng tiết đàm) gây tắc nghẽn, hạn chế luồng khí thở dẫn tới xuất hiện các dấu hiệu khò khè, khó thở, nặng ngực, và ho tái diễn nhiều lần, thường xảy ra ban đêm và sáng sớm, có thể hồi phục tự nhiên hoặc do dùng thuốc
Các dạng hen phế quản
Dựa trên mức độ nặng của bệnh, chúng ta có thể chia thành 4 dạng hen phế quản
Cơn hen xảy ra từng đợt, không liên tục: Các triệu chứng xuất hiện ít hơn 2 lần/ tuần và người bệnh phải thức dậy ít hơn 2 đêm/ tháng
Hen dai dẳng, nhẹ: Các triệu chứng xuất hiện ít nhất 2 lần/ tuần và người bệnh phải thức dậy 3-4 đêm/ tháng
Hen dai dẳng, trung bình: Các triệu chứng xuất hiện ít nhất mỗi ngày và người bệnh phải thức dậy ít nhất 1 đêm/ tuần
Hen dai dẳng, nặng: Các triệu chứng xuất hiện suốt ngày và người bệnh phải thức dậy mỗi đêm do cơn hen.
Triệu chứng của hen phế quản
Khó thở, nặng ngực là một trong những triệu chứng của hen phế quản
Các triệu chứng của hen phế quản bao gồm:
- Ho khò khè, khó thở nặng ngực
- Tái phát thường xuyên
- Nặng hơn về đêm và buổi sáng sớm
- Nặng hơn khi vận động hoặc khi tiếp xúc với các dị nguyên
- Tiền căn bản thân bị dị ứng
- Tiền căn gia đình có dị ứng hoặc hen
- Khám bệnh nhân có hội chứng tắc nghẽn đường hô hấp dưới.
Các yếu tố nguy cơ dẫn đến hen phế quản có thể là:
- Tiền căn gia đình: nếu có ba mẹ bị hen thì con có nguy cơ bị hen tăng gấp 3-6 lần
- Nhiễm trùng hô hấp do siêu vi
- Dị ứng: chàm da, viêm mũi dị ứng, dị ứng thức ăn
- Môi trường sống: nhiều bụi, ô nhiễm không khí, nước hoa, phấn hoa, thú nuôi.
- Khói thuốc lá
- Béo phì
Yếu tố gây ra hen phế quản
Yếu tố khởi phát có thể làm trầm trọng hơn các triệu chứng hen gồm:
- Nhiễm siêu vi
- Chất gây dị ứng trong nhà hoặc nghề nghiệp (ví dụ mạt bọ nhà, phấn hoa, gián)
- Dị ứng thức ăn
- Khói thuốc lá
- Gắng sức
- Thay đổi thời tiết
- Bệnh lý đồng mắc: trào ngược dạ dày thực quản, viêm mũi dị ứng.
Hen suyễn có chữa khỏi được không?
Tây y hiện chưa có cách điều trị dứt điểm bệnh hen phế quản. Do đó, nhiều người hướng đến y học cổ truyền với mong muốn chữa hen suyễn khỏi hẳn bằng Đông y.
Một số quan niệm cho rằng các bệnh về hô hấp chỉ đơn thuần do sự viêm nhiễm hay tổn thương ngay tại vị trí đó, hoặc chỉ do tạng Phế gây ra.
Nhưng theo các thuyết trong y học cổ truyền, nguyên nhân sinh ra hen suyễn xuất phát từ ba tạng lớn trong cơ thể là Tỳ vị, Phế vị, và tạng Thận
Ba tạng này khi chức năng rối loạn hoặc suy yếu sẽ dẫn đến những bất thường trong cơ thể, trong đó có bệnh về đường hô hấp như hen suyễn.
Các thuốc Tây y dùng trong điều trị phổ biến nhất là: corticosteroid, các thuốc chủ vận beta, liệu pháp miễn dịch tự nhiên đặc hiệu. … khi dùng lâu dài đều ảnh hưởng đến sức khỏe chung của bệnh nhân như bầm, đục thủy tinh thể (hocmon corticosteroid), tăng nhịp tim, ảnh hưởng đến thần kinh trung ương (các thuốc nhóm xanthin), co thắt phế quản dội ngược, tăng dung nạp thuốc (các thuốc chủ vận beta)…
Do đó, nếu bạn đang mong muốn sử dụng các bài thuốc Đông y để hỗ trợ điều trị hen phế quản, bạn nên tìm kiếm một giải pháp đã được chứng minh về tính an toàn và hiệu quả của nó như bài thuốc Kisho trị hen suyễn của chuyên gia Đào Hiền Đạo.
Lời kết
Vậy là KISHO ASMA vừa giải đáp câu hỏi “ Bệnh hen phế quản là gì?” của bạn. Để được giải đáp kĩ lưỡng về hen phế quản cũng như phương pháp điều trị bệnh của KISHO ASMA, vui lòng liên hệ hotline 0983 96 95 96 hoặc truy cập Fanpage Kisho Asma để được phản hồi nhanh nhất từ chuyên gia nhé.