Bệnh hen suyễn bẩm sinh xuất phát từ yếu tố di truyền hoặc trẻ mắc bệnh từ trong bụng mẹ do các yếu tố bên ngoài. Bệnh hen suyễn nếu không được can thiệp y tế cũng rất nguy hiểm, kể cả đối với người lớn. Vì vậy mà nếu trẻ được chẩn đoán mắc hen suyễn bẩm sinh thì cần được chú ý rất nhiều.
Bệnh hen suyễn bẩm sinh là gì?
Bệnh hen suyễn bẩm sinh (còn gọi là hen phế quản bẩm sinh) là chứng bệnh đường thở của trẻ bị viêm nhiễm. Bệnh có những triệu chứng như trẻ thở khò khè, khó thở, thở nhanh, ho nhiều và kéo dài (đặc biệt là ban đêm), có nhiều chất nhầy hoặc đờm trong cổ họng,… Đây là một bệnh mãn tính khó trị dứt. Những đứa trẻ mắc hen phế quản bẩm sinh cần được quan tâm đặc biệt. Vì nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, có thể gây biến chứng nguy hiểm và tử vong.
Nguyên nhân gây ra bệnh hen suyễn bẩm sinh
Có một số nguyên nhân nổi bật gây ra bệnh hen suyễn bẩm sinh:
- Di truyền: Nguyên nhân này chiếm tỉ lệ rất lớn. Trẻ có 30-50% nguy cơ mắc bệnh nếu một trong hai người cha hoặc mẹ bị hen phế quản. Bên cạnh đó, nếu cả cha và mẹ đều có bệnh thì tỉ lệ mắc ở trẻ là khoảng 70%
- Điều kiện sống khi mang thai của người mẹ: Nếu người mẹ sinh hoạt hoặc làm việc trong môi trường ô nhiễm, nhiều khí thải, khói bụi hay hóa chất cũng có thể làm con mắc bệnh hen suyễn bẩm sinh
Những dấu hiệu dễ dàng nhận biết hen bẩm sinh
Nếu con bạn có những triệu chứng sau đây, hãy báo ngay cho bác sĩ vì con đang có nguy cơ mắc hen phế quản bẩm sinh:
- Ho: Mặc dù ho là biểu hiện của hầu hết các bệnh về đường hô hấp. Nhưng ho do hen phế quản có một số điểm khác biệt. Trẻ có thể ho nhiều về đêm nhất. Các cơn ho ngắn, ho như con đang khó thở, ho không có đờm.
- Thở rít, khò khè: Đường thở của con chưa hoàn toàn phát triển sau khi sinh, nên đôi khi bạn thấy con thở hơi khò khè là điều bình thường, nhất là lúc ngủ. Nhưng nếu bạn quan sát thấy con luôn thở bất thường, thở rít từng cơn, thở khò khè liên tục thì có thể con đã bị mắc hen phế quản.
- Thở nhanh và sắc mặt kém: Bạn có thể đếm nhịp thở của con như sau để biết con đang thở nhanh: Trẻ dưới 2 tháng tuổi có nhịp thở trên 60 lần/phút; Trẻ từ 2 tháng đến 11 tháng tuổi có nhịp thở trên 50 lần/phút. Ngoài ra, bạn có thể thấy sắc mặt con luôn nhợt nhạt, không hồng hào. Vì con thở khó khăn, oxy vào phổi không đủ nên con cần phải thở nhanh và nặng hơn, sắc mặt cũng kém hơn.
- Không thích nghi được với thời tiết lạnh: Khi nhiệt độ phòng giảm hoặc thời tiết trở lạnh, trẻ có những biểu hiện về hô hấp như khó thở, sổ mũi, nghẹt mũi hoặc hắt hơi nhiều,…
Cách chăm sóc và phòng ngừa cơn hen suyễn quay lại cho trẻ sơ sinh
Bệnh hen suyễn bẩm sinh không thể tự điều trị tại nhà. Hơn nữa, những biến chứng của bệnh vô cùng khôn lường. Trẻ có nguy cơ bị xẹp phổi, suy hô hấp, suy tim, tràn khí màng phổi,… Do đó, khi phát hiện trẻ có những biểu hiện của bệnh, phụ huynh cần nhanh chóng đưa trẻ đi thăm khám ngay tại bệnh viện hoặc các cơ sở y tế.
Tùy vào tình trạng và cơ địa của mỗi trẻ mà bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị khác nhau. Bạn không nên tự ý mua thuốc hoặc mua theo đơn thuốc của người khác.
Cách chăm sóc và phòng ngừa hen suyễn
Các biện pháp này sẽ đảm bảo một môi trường sống an toàn nhất cho trẻ. Giúp hạn chế hoặc giãn mật độ các cơn hen xuất hiện:
- Luôn chuẩn bị sẵn thuốc đã được bác sĩ kê cho trẻ
- Ghi nhớ những lời dặn dò và chỉ định của bác sĩ để chăm sóc con một cách tốt nhất
- Tuyệt đối không cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc
- Không nên nuôi thú nuôi gần nhà
- Không dùng các loại hóa chất như các loại thuốc xịt, tẩy rửa nặng mùi. Các hoạt động gây ra khói bụi như đốt nhang, đốt rác, …
- Không cho trẻ tiếp xúc với những người đang có các bệnh về hô hấp
- Thường xuyên làm sạch nhà cửa. Thay đổi chăn màn cho trẻ định kỳ. Không để xuất hiện nấm mốc hay bụi bặm
- Không cho trẻ chơi các loại đồ chơi có thể gây kích ứng có chất liệu như sợi bông hay lông
- Không để trẻ cảm thấy căng thẳng. Stress rất dễ gây ra cơn hen
- Luôn giữ ấm cho trẻ, nhất là khi trời lạnh.
- Cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý để trẻ có sức đề kháng tốt hơn
- Vận động cho trẻ ở mức độ phù hợp cho dù là trẻ sơ sinh.
Bệnh hen suyễn bẩm sinh cần được các bậc phụ huynh lưu ý nhiều. Việc này giúp con có cuộc sống thoải mái hơn trong những năm đầu đời. Ngoài trẻ em, người lớn cũng có nhiều khả năng mắc hen phế quản. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu một phương pháp điều trị hen phế quản an toàn, uy tín, hãy nhấn vào đây. Chúc bạn và gia đình luôn nhiều sức khỏe!