Bệnh hen suyễn di truyền như thế nào? Và triệu chứng của bệnh hen suyễn có thể được kiểm soát bởi các yếu tố nào?
Hen suyễn và yếu tố di truyền
Yếu tố di truyền trong hén suyễn: Có nhiều nghiên cứu cho thấy yếu tố di truyền đóng một vai trò quan trọng trong khả năng mắc hén suyễn. Nếu trong gia đình có người mắc hén suyễn, khả năng mắc bệnh của người thân cũng cao hơn so với người không có tiền sử bệnh này.
Yếu tố môi trường: Mặc dù yếu tố di truyền có ảnh hưởng. Nhưng môi trường cũng đóng vai trò quan trọng. Tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng, vi khuẩn hoặc tác nhân gây kích thích khác có thể góp phần kích hoạt triệu chứng hén suyễn.
6 việc cần làm để dự phòng hen phế quản
Hen phế quản là bệnh liên quan nhiều đến việc thay đổi thời tiết, môi trường sống. Vì vậy, người bệnh hen phế quản phải chú ý giữ gìn sức khỏe. Nhất là khi giao mùa, thời tiết lạnh rất dễ mắc các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp do nhiễm vi khuẩn, virus, cảm cúm… sẽ làm phế quản co thắt dẫn đến cơn hen cấp.
Để dự phòng hen phế quản người bệnh cần lưu ý:
– Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân dị ứng như bụi nhà, lông động vật, phấn hoa…. Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ. Không nuôi chó, mèo, các con thú khác trong nhà.
– Bệnh nhân dị ứng với loại thực phẩm nào thì cần tránh ăn uống loại thực phẩm đó.
– Phòng tránh nhiễm khuẩn đường hô hấp.
– Tránh lo âu, căng thẳng quá mức.
– Khi đã được chẩn đoán mắc hen phế quản, người bệnh cần cẩn trọng khi sử dụng một số loại thuốc như Aspirin và các thuốc chống viêm Nonsteroid. Vì dễ gây nên cơn hen phế quản cấp.
– Chủ động tiêm phòng cúm hàng năm, tiêm phòng phế cầu, vaccine phòng COVID-19. Đi khám chuyên khoa hô hấp để được tư vấn mức độ nặng – nhẹ của bệnh. Và có phác đồ điều trị dự phòng phù hợp.
Hen phế quản được điều trị như thế nào?
Bệnh hen phế quản khó có thể khỏi hoàn toàn; tuy nhiên, nếu bệnh nhân tuân thủ điều trị thì hen có thể được kiểm soát. Việc phối hợp giữa biện pháp dùng thuốc và không dùng thuốc là cần thiết để có thể ngăn chặn được những cơn hen phế quản cấp.
Thuốc kiểm soát hen phế quản dài hạn: Coticosteroid dạng hít, thuốc kích thích beta tác dụng kéo dài, thuốc đường hít kết hợp, Leukotrien, Theophylin,… Đây là biện pháp chính trong điều trị hen phế quản, giúp kiểm soát hen hàng ngày và hạn chế xuất hiện cơn hen cấp.
Thuốc cắt cơn tác dụng nhanh: có thể sử dụng thuốc kích thích beta tác dụng ngắn. Coticosteroid đường uống/tiêm tĩnh mạch hoặc Ipratropium,… để cải thiện các triệu chứng của cơn hen phế quản cấp ngay lập tức.
Điều trị dị ứng có thể được đặt ra ở bệnh nhân hen phế quản dị ứng.
Các biện pháp điều trị hen suyễn tại nhà?
Thuốc có thể sẽ là chìa khóa để kiểm soát bệnh hen suyễn. Ngoài ra bạn có thể sử dụng các biện pháp điều trị hen suyễn tại nhà bằng những lưu ý dưới đây:
Tránh các tác nhân gây hen suyễn.
Tập thể dục thường xuyên.
Giữ cân nặng hợp lý.
Thực hiện các bài tập thở để giảm bớt các triệu chứng để bạn cần ít thuốc hơn.
Lời kết
Vậy là KISHO ASMA vừa giải đáp câu hỏi “Bệnh hen suyễn di truyền như thế nào?” của bạn. Để được giải đáp kĩ lưỡng về hen phế quản cũng như phương pháp điều trị bệnh của KISHO ASMA, vui lòng liên hệ hotline 0983 96 95 96 hoặc truy cập Fanpage Kisho Asma để được phản hồi nhanh nhất từ chuyên gia nhé.