Bệnh suyễn là bệnh gì? Bị suyễn có nguy hiểm không? Hay cần làm gì khi bị bệnh suyễn? Là những câu hỏi mà nhiều người thắc mắc. Bởi bệnh suyễn là bệnh lý gây ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc của bệnh nhân. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để giúp bạn giải đáp hết các thắc mắc này nhé.
Bệnh suyễn là bệnh gì?
Suyễn là một trong những bệnh lý mạn tính của đường hô hấp. Khi bệnh nhân tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng, đường thở sẽ bị viêm nhiễm, sưng tấy, cơ trơn co thắt khiến cho lượng dịch nhầy tiết ra nhiều hơn. Điều này khiến cho lượng không khí vào phổi giảm. Bệnh nhân sẽ gặp khó khăn khi hô hấp.
Hen suyễn là bệnh lý không có tính lây truyền. Do đó, bệnh nhân không cần lo lắng khi tiếp xúc với những người xung quanh. Tuy nhiên, bệnh suyễn là bệnh có tính di truyền. Do vậy, nếu gia đình có người bị bệnh hen suyễn thì con cháu sinh ra khả năng cao sẽ mắc bệnh này.
Một số nguyên nhân khiến cơn hen khởi phát:
- Tiếp xúc với khói, bụi bẩn, nấm mốc, lông động vật, phấn hoa,…
- Sinh sống và làm việc ở nơi có môi trường ô nhiễm như cạnh công trường, khu công nghiệp,….
- Tập luyện thể dục thể thao quá sức như chạy nhanh, đánh cầu,…
- Mang vác đồ nặng.
- Thường xuyên căng thẳng, lo âu, stress,…
- Bệnh nhân thay đổi cảm xúc đột ngột hay chịu một cú sốc tâm lý lớn.
- Thời tiết thay đổi, đặc biệt là vào mùa khô và lạnh.
- Bị thừa cân, béo phì.
- Mắc bệnh trào ngược dạ dày, viêm da dị ứng, viêm mũi dị ứng,…
Bệnh nhân mắc bệnh hen suyễn sẽ có các biểu hiện như:
- Ho thường xuyên, liên tục đặc biệt về đêm và rạng sáng.
- Thở khò khè, thở nông, thở gấp, thở kèm tiếng huýt sáo,…
- Sắc mặt nhợt nhạt, thường xuyên ra mồ hôi.
- Đau tức ngực, nặng ngực,…
- Bị cảm cúm lâu khỏi.
Bị suyễn có nguy hiểm không?
Bệnh hen suyễn gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Do đó rất nhiều người thắc mắc “Bị suyễn có nguy hiểm không?”. Câu trả lời là Có. Đây là một bệnh lý rất nguy hiểm, có thể khiến bệnh nhân đột tử.
Khi cơn hen khởi phát, bệnh nhân cần được sử dụng thuốc giãn phế quản kịp thời nếu không sẽ gặp phải các biến chứng nguy hiểm như:
- Đột tử
- Ngất lịm
- Xẹp phổi
- Suy hô hấp
- Ngừng hô hấp
- Khí tràn màng phổi
- Tổn thương não
Do đó, khi cơn hen khởi phát, bệnh nhân cần được cấp cứu kịp thời và đúng cách nếu không bệnh nhân có thể bị tử vong.
Bệnh nhân cần làm gì khi bị bệnh suyễn?
Khi bị bệnh hen suyễn, bệnh nhân cần đến bệnh viện để thăm khám, sử dụng thuốc theo chỉ định và có lối sống khoa học. Điều này sẽ có tác động tích cực trong việc điều trị bệnh suyễn.
Đến bệnh viện thăm khám
Khi bị suyễn, bệnh nhân cần đến bệnh viện để thăm khám và có phác đồ điều trị phù hợp. Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng bệnh của từng bệnh nhân mà kê đơn thuốc cũng như đưa ra lời khuyên về ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý. Từ đó, bệnh suyễn sẽ được cải thiện đáng kể. Bệnh nhân không nên đến các cơ sở chữa suyễn gia truyền chưa có giấy xác nhận của cơ quan y tế. Vì điều này có thể khiến bệnh tình nặng hơn.
Duy trì lối sống khoa học
Để cải thiện tình trạng bệnh, bệnh nhân cần chú ý những điều sau:
- Uống đủ nước.
- Không nên nuôi hoặc chơi đùa với các loại thú cưng như chó, mèo…
- Không nên hút thuốc lá.
- Khi ra đường hay khi đến nơi đông người nên đeo khẩu trang, che kín mũi, miệng,…
- Thường xuyên vệ sinh, dọn dẹp nơi ở, phòng ngủ,… để tránh bụi bẩn, nấm mốc,…
- Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vào mùa lạnh.
- Duy trì thói quen ăn uống khoa học và đầy đủ chất dinh dưỡng.
- Tập thể thao nhẹ nhàng: yoga, đi bộ, thiền,….
- Luôn mang theo thuốc giãn phế quản bên người.
- Cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi.
- Không nên lo lắng, căng thẳng,…
Sử dụng thuốc
Bệnh nhân mắc bệnh suyễn cần sử dụng thuốc đúng giờ và đủ liều lượng như bác sĩ kê đơn. Đặc biệt, khi cơn hen khởi phát, bệnh nhân cần được dùng thuốc giãn phế quản ngay. Trong trường hợp đã sử dụng thuốc mà các triệu chứng của bệnh không thuyên giảm, bệnh nhân cần được đưa ngay đến bệnh viện để được cấp cứu kịp thời.
Một số loại thuốc thường được sử dụng cho bệnh nhân bị hen suyễn như:
- Thuốc giãn phế quản như: Thuốc chủ vận beta (Ciclesonide, formoterol, salmeterol…), thuốc chủ vận beta tác dụng ngắn hạn và thuốc kháng Cholinergic (Ipratropium, Tiotropium, Theophyllin,…).
- Ống hít kết hợp Corticosteroid và thuốc chủ vận beta
- Thuốc Corticosteroid dạng hít
- Thuốc kháng Leukotriene
- Thuốc Corticosteroid uống và tiêm tĩnh mạch
- Thuốc trị hen suyễn KISHO ASMA có tác dụng điều trị dứt điểm bệnh hen suyễn.
Đọc đến đây, nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến “Bị suyễn có nguy hiểm không?” hay liệu trình điều trị bệnh hen của KISHO ASMA hãy liên hệ 0983 96 95 96 hoặc Fanpage Kisho Asma để được hỗ trợ nhanh nhất.