Hen suyễn là bệnh mạn tính đường hô hấp. Đặc trưng bởi các triệu chứng như khó thở, thở khò khè, ho, tức ngực và thở nhanh,… Các triệu chứng của bệnh hen suyễn thường liên quan đến mức độ hẹp của đường thở. Có nhiều nguyên nhân gây ra các triệu chứng của bệnh suyễn như chất gây dị ứng, ô nhiễm, virus, thuốc men,… Mặc dù tình trạng hen suyễn chưa thể điều trị dứt điểm. Nhưng có thể được kiểm soát ở mức độ nào đó bằng thuốc. Vậy bị bệnh suyễn uống thuốc gì?
Tác dụng của thuốc trị hen suyễn
Thuốc giãn phế quản làm mở rộng đường dẫn khí giúp không khí đi vào phổi dễ dàng hơn. Nói cách khác, thuốc giãn phế quản giúp thư giãn các cơ xung quanh đường thở. Giúp thở dễ dàng hơn và làm sạch chất nhầy khỏi phổi. Thuốc có sẵn ở một số dạng như dung dịch phun sương để hít và viên nén.
Bị bệnh suyễn uống thuốc gì?
Thuốc giãn phế quản tác dụng ngắn
Thuốc giãn phế quản thường được sử dụng trong các đợt cấp hoặc lên cơn hen khó thở để giảm các triệu chứng. Thuốc giãn phế quản tác dụng ngắn còn được gọi là thuốc hít tác dụng ngắn. Có tác dụng giảm các triệu chứng khởi phát đột ngột như tức ngực, khó thở và thở khò khè. Thuốc thường có tác dụng trong vòng vài phút. Tuy nhiên, tác dụng chỉ kéo dài 4 đến 5 giờ. Thuốc giãn phế quản tác dụng ngắn phổ biến là: Levalbuterol, Albuterol, Pirbuterol,…
Thuốc giãn phế quản tác dụng dài
Thuốc giãn phế quản tác dụng kéo dài không có tác dụng tức thời như thuốc giãn phế quản tác dụng ngắn. Và không thể điều trị các triệu chứng cấp tính. Tác dụng của nó có thể kéo dài đến 24 giờ và những người mắc bệnh hen suyễn nên dùng hàng ngày để ngăn ngừa các triệu chứng khởi phát.
Cách sử dụng thuốc giãn phế quản
Khi điều trị bệnh hen suyễn phải chú ý vừa phòng ngừa triệu chứng và xử lý cơn hen cấp. Loại thuốc phù hợp phụ thuộc vào một số yếu tố như tuổi tác, triệu chứng,… Loại thuốc này phù hợp để kiểm soát bệnh hen suyễn. Thuốc giãn phế quản dạng hít thường được sử dụng nhiều hơn vì tác dụng đến phổi nhanh hơn, cần liều lượng thuốc thấp hơn và ít gây tác dụng phụ hơn so với thuốc uống.
Một số cách sử dụng thuốc giãn phế quản khác như:
Máy phun sương (ống hít): Việc sử dụng thuốc giãn phế quản dạng lỏng trở thành khí dung và được thở ra qua ống ngậm bao gồm: Bình xịt định liều:
- Ống hít định liều (MDI) là một hộp điều áp có chứa thuốc. Khi hộp được ấn xuống, thuốc sẽ được giải phóng. Thuốc đẩy trong ống hít định liều giúp thuốc đi vào phổi.
- Thuốc hít dạng mềm: Một số thuốc giãn phế quản thường có sẵn trong ống hít. Giúp cung cấp khí dung vào phổi mà không dùng đến chất đẩy.
Các dạng thuốc giãn phế quản khác: Bao gồm bột khô, xi-rô và viên nén,…
Một số lưu ý khi dùng thuốc giãn phế quản
- Người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng, cách dùng và thời gian dùng thuốc. Biết cách nhận biết các tác dụng phụ có thể xảy ra của thuốc để thông báo cho bác kịp thời.
- Không lạm dụng thuốc giãn phế quản vì đây không phải là thuốc điều trị khó thở. Thực tế có nhiều nguyên nhân gây khó thở như trường hợp khó thở do suy tim. Dùng thuốc giãn phế quản lúc này làm bệnh nặng thêm.
- Dùng thuốc giãn phế quản đúng cách.
Người hen suyễn nên tránh thuốc gì?
Thuốc hạ sốt
Không phải tất cả các loại thuốc giảm đau và hạ sốt đều ảnh hưởng xấu với bệnh nhân hen suyễn. Loại thuốc cần lưu ý trong nhóm này là aspirin. Ngoài tác dụng chính là giảm đau, hạ sốt, aspirin còn có rất nhiều tác dụng khác. Tác dụng phụ của aspirin khi bị hen có thể gây co thắt phế quản, làm khởi phát cơn hen nặng. Đặc biệt ở bệnh nhân hen có liên quan với viêm đường hô hấp trên do dị ứng.
Thuốc gỉam đau chống viêm không steroid
Các thuốc nhóm như indomethacin, diclofenac, voltaren, tilcotin, piroxicam, ketoprofen, ibuprofen,… Thuốc điều trị các bệnh về khớp. Ở người bệnh hen, dùng các thuốc này gây ra cơn hen, trong đó có hen suyễn. Do đó, những bệnh nhân có tiền sử hen suyễn hoặc đang bị hen phế quản nên tránh dùng các loại thuốc này hoặc hết sức thận trọng.
Thuốc kháng sinh
Khi dùng kháng sinh phải hết sức thận trọng, nhất là từ nhóm kháng sinh penicillin, nhóm aminoglycosid, Cephalosporin hoặc những nhóm kháng sinh có khả năng gây dị ứng cao. Có thể gây ra các cơn hen cấp tính. Vì vậy, người bệnh hen suyễn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Nếu bắt buộc phải dùng kháng sinh thì nên dùng kháng sinh thuộc nhóm ít gây dị ứng.
Thuốc hạ huyết áp
Đối với người bị hen nếu đồng thời bị tăng huyết áp thì khi đi khám cần thông báo tình trạng tăng huyết áp với bác sĩ điều trị. Để dược kê đơn thuốc phù hợp. Vì thuốc hạ huyết áp có một số nhóm có thể gây ra cơn hen cấp như thuốc ức chế men chuyển hay thuốc chẹn beta giao cảm. Có thể gây co thắt phế quản theo cơ chế thần kinh.
Thuốc an thần
Người bệnh hen suyễn không nên dùng các thuốc an thần, giãn cơ. Vì các thuốc này có thể gây ức chế trung tâm hô hấp, giảm trương lực cơ hô hấp khiến bệnh hen nặng hơn. Đặc biệt là trong các cơn hen cấp tính.
Kết,
Bài viết trên đã cho bạn biết bị bệnh suyễn uống thuốc gì và cách sử dụng. Việc tuân thủ đúng cách sử dụng thuốc giãn phế quản sẽ mang lại hiệu quả điều trị bệnh. Ngược lại, nếu người bệnh không tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng. Có thể gây biến chứng, ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe. Để được giải đáp kỹ lưỡng về hen phế quản cũng như phương pháp điều trị bệnh của KISHO ASMA, vui lòng liên hệ hotline 0983 96 95 96 hoặc truy cập Fanpage Kisho Asma để được phản hồi nhanh nhất từ chuyên gia nhé.