Một số trẻ bị hen suyễn chỉ thở khò khè khi bị cảm lạnh hoặc nhiễm trùng đường hô hấp trên. Đây là tình trạng bệnh kéo dài suốt đời. Nhưng tần suất và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng có thể thay đổi khi trẻ lớn hơn hoặc gặp các tác nhân kích ứng. Bài viết dưới đây sẽ giúp ba mẹ nhận thấy các biểu hiện hen suyễn ở trẻ.
Bệnh hen suyễn ở trẻ em
Hen suyễn là tình trạng viêm phổi và các đường dẫn khí. Khi trẻ bị hen suyễn, đường thở bị kích thích và sưng lên. Đây có thể là lý do hàng đầu khiến trẻ em dưới 15 tuổi phải nhập viện. Do dó điều quan trọng là ba mẹ phải liên hệ với bác sĩ để có cách ngăn ngừa và kiểm soát bệnh hen suyễn hiệu quả. Hầu hết trẻ em mắc bệnh hen suyễn đều có thể lớn lên một cách khỏe mạnh.
Biểu hiện hen suyễn ở trẻ
Ho nhiều về đêm
Để tống các chất kích thích ra khỏi đường hô hấp cơ thể sẽ có phản xạ ho. Nguyên nhân ho cũng có thể do cảm lạnh, viêm họng, hen suyễn,… Ho là một dấu hiệu phổ biến của bệnh hen suyễn ở trẻ em với cường độ kéo dài, kèm theo khó thở, thở khò khè. Ho dữ dội về đêm, ho theo mùa, ho khi gắng sức, cười và khóc, tiếp xúc với một số chất gây kích thích. Đây là dấu hiệu cho thấy trẻ có thể mắc hen suyễn rất cao. Cơn ho điển hình thường là ho khan, ho đờm và ho khan.
Cũng có trường hợp trẻ bị hen suyễn chỉ bị ho, ho về đêm và không có các triệu chứng khác. Lúc này ba mẹ cần chú ý theo dõi trẻ có bị hen suyễn hay không.
Trẻ thở khò khè
Khi thở, trẻ phát ra tiếng rít hoặc tiếng động bất thường gọi là thở khò khè. Tình trạng viêm, sưng và co thắt phế quản khiến không khí khó lưu thông, do đó tạo ra tiếng rít. Thở khò khè là một dấu hiệu không thể bỏ qua của bệnh hen suyễn ở trẻ em. Nếu trẻ bị hen suyễn nặng, ba mẹ có thể lắng nghe bằng tai. Nếu trẻ bị hen suyễn, thở khò khè lặp đi lặp lại nhất là khi trẻ đang ngủ hoặc khóc, cười.
Tuy nhiên, thở khò khè còn do các bệnh đường hô hấp khác ở trẻ nhỏ. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần lưu ý và đưa trẻ đi khám ngay khi có hiện tượng này để được chẩn đoán chính xác nhất.
Đau tức ngực
Đường thở bị thu hẹp không chỉ khiến trẻ khó thở mà còn gây đau ngực do phổi không nhận đủ không khí. Thông thường chỉ những trẻ lớn hơn mới cảm nhận được dấu hiệu này và nói với ba mẹ. Hoặc ba mẹ quan sát thấy xoa ngực thường xuyên. r
Khó thở
Trẻ bị hen suyễn có đường thở bị phù nề và co thắt dẫn đến khó thở. Khi trẻ cười hoặc khóc nhiều sẽ khó thở hơn. Khi trẻ còn nhỏ khó thấy trẻ khó thở vì trẻ chưa nói được. Ba mẹ chỉ có thể phát hiện khi thấy trẻ thở nhanh hơn, thở sâu hơn, cơ ngực của trẻ co lại, lỗ mũi phồng xẹp nhanh hơn.
Trẻ không muốn vui chơi
Biểu hiện của bệnh hen suyễn ở trẻ em là mệt mỏi, không chạy nhảy, vui chơi, quấy khóc. Ngoài các triệu chứng trên thì bệnh hen suyễn ở trẻ em có thể nhận biết qua các dấu hiệu như:
- Khó ngủ do khó thở, ho hoặc thở khò khè.
- Ho hoặc thở khò khè trở nên tồi tệ hơn khi trẻ bị cảm lạnh.
- Trẻ hồi phục chậm hoặc bị viêm phế quản sau đợt nhiễm trùng đường hô hấp.
Các dấu hiệu của bệnh hen suyễn ở trẻ em khác nhau ở từng trẻ. Mỗi đứa trẻ sẽ có tất cả các triệu chứng hoặc chỉ một vài triệu chứng. Theo thời gian, mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng trầm trọng hơn, ba mẹ sẽ nhận thấy rõ ràng hơn. Các triệu chứng thường xuất hiện vào ban đêm, sáng sớm, khi trẻ hoạt động mạnh. Hoặc tiếp xúc với các tác nhân gây hen suyễn như lông thú cưng, phấn hoa, nấm mốc, bụi,… Ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi càng khó nhận biết vì triệu chứng không thể nhận biết được.
Dấu hiệu nào nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay?
Bệnh hen suyễn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ nếu không được nhận biết sớm. Điều trị và kiểm soát tốt, sẽ hạn chế nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, nếu ba mẹ nghi ngờ trẻ bị bệnh hen suyễn thì nên đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra càng sớm càng tốt. Nếu thấy trẻ có các dấu hiệu sau ba mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức:
- Sau khi sử dụng thuốc xịt cắt cơn hoặc không có thuốc trị hen suyễn mà các triệu chứng không thuyên giảm.
- Trẻ khó thở, không thể nói.
- Khi thở, có hiện tượng co rút lồng ngực.
- Môi và đầu ngón tay chân tím tái.
Kết,
Với những thông tin ở trên ba mẹ có thể nhận biết biểu hiện hen suyễn ở trẻ. Nếu trẻ được chẩn đoán bị hen suyễn thì ba mẹ cần kiểm soát sức khỏe của trẻ. Chú ý đến chế độ dinh dưỡng, tránh các tác nhân khởi phát cơn hen và chú ý tái khám định kỳ. Để được giải đáp kỹ lưỡng về hen phế quản cũng như phương pháp điều trị bệnh của KISHO ASMA, vui lòng liên hệ hotline 0983 96 95 96 hoặc truy cập Fanpage Kisho Asma để được phản hồi nhanh nhất từ chuyên gia nhé.