Khi sử dụng các loại thuốc trị hen suyễn trẻ em, bố mẹ cần hiểu rõ về biểu hiện, nguyên nhân khiến cơn hen của bé khởi phát. Vì nếu dùng sai hoặc lạm dụng thuốc nhiều sẽ dẫn đến nhiều rủi ro không đáng có. Trong bài viết này, kisho asma sẽ giúp quý phụ huynh hiểu rõ hơn nữa nhé!
Biểu hiện của bệnh hen suyễn ở trẻ em
Khi cơn hen khởi phát, trẻ sẽ xuất hiện các triệu chứng như:
- Thở nhanh, gấp gáp (có thể biểu hiện như căng – hóp bụng quá mức hoặc cánh mũi phập phồng)
- Thường hay thở mạnh, thở dài hơi ( nhất là khi hoạt động mạnh)
- Tức ngực (trẻ em thường chỉ biết nói ngực đau hoặc cảm thấy khó chịu ở ngực)
- Thở ra có tiếng rít hoặc tiếng khò khè như ngạt mũi
- Ho (chú ý ho nhiều vào đêm)
- Ăn kém
- Dễ bị cảm lạnh.
- Mệt mỏi (việc bị hen suyễn cũng khiến bé không có đủ thể lực để chơi đùa hoặc tham gia các môn thể thao). Giấc ngủ của trẻ cũng bị ảnh hưởng khá nhiều khi bị các vấn đề về hô hấp.
Đối với trẻ sơ sinh bị hen suyễn cũng có thể biểu hiện những dấu hiệu sau:
- Nhăn mặt khi bú
- Thở khò khè
- Hay quấy khóc
Sử dụng thuốc cắt cơn và dự phòng để điều trị hen suyễn
Để kiểm soát cơn hen của trẻ, bố mẹ cần chuẩn bị sẵn các loại thuốc dự phòng. Khi trẻ có dấu hiệu khởi phát cơn hen, bố mẹ cần cho trẻ sử dụng thuốc, để trở ngồi thẳng ở nơi thoáng khí.
Các bậc phụ huynh có thể điều trị dự phòng tốt nhất bằng thuốc nhóm corticoid dạng hít cho trẻ. Bên cạnh đó, có thể sử dụng kết hợp với thuốc nhóm chủ vận tác dụng kéo dài như seretide, symbicort,… Dùng dự phòng trong trường hợp hen phế quản trẻ em đã dùng liều trung bình corticoid dạng hít mà không kiểm soát được.
Ngoài ra, đối với bệnh nhi bị hen suyễn nặng, bố mẹ có thể sử dụng thuốc nhóm kháng leucotriene. Điều trị cắt cơn hen tốt nhất là dùng thuốc nhóm chủ vận b2 tác dụng nhanh.
Bố mẹ cần nhắc trẻ mang luôn mang theo thuốc bên người để dùng trong trường hợp cần thiết. Nếu trẻ phải dùng thường xuyên các thuốc cắt cơn này thì phải chú ý tăng liều thuốc dự phòng. Chú ý khi thấy trẻ tím tái, thở rất nhanh > 70 lần/phút, khóc yếu ớt hoặc nói nhát ngừng, xịt thuốc cắt cơn không đỡ thì nên đưa trẻ đến cấp cứu tại các cơ sở hồi sức gần nhất càng sớm càng tốt.
Các loại thuốc trị hen suyễn trẻ em được bác sĩ khuyên dùng
Sau đây là một số loại thuốc bác sĩ khuyên dùng cho trẻ bị hen suyễn:
- Thuốc cắt cơn hen: Có tác dụng nhanh chóng trong việc làm giãn các cơ bao quanh đường dẫn khí giúp mở đường dẫn khí đang hẹp. Các loại thuốc cắt cơn thường dùng hiện nay: ventolin (salbutamol), bricanyl (terbutaline)… Dùng dưới dạng xịt qua các bình xịt định liều hoặc dạng phun khí dung.
- Thuốc kiểm soát cơn hen: Có tác dụng ngăn ngừa cơn hen bao gồm hai loại thuốc chính: thuốc chống viêm và thuốc giãn phế quản tác dụng kéo dài. Trong đó, thuốc chống viêm là thuốc cơ bản do làm giảm tình trạng viêm giúp giảm chít hẹp đường dẫn khí do phù nề và giảm sự nhạy cảm đường dẫn khí với các chất kích thích. Thuốc hiện nay thường được sử dụng là các loại corticoid hít dưới dạng đơn chất: pulmicort (budesonide), flixotide (fluticasone) hoặc phối hợp: symbicort (budesonide-formoterol); seretide (fluticasone-salmeterol)…
- Sử dụng thuốc KISHO ASMA để điều trị cơn hen là một trong lựa chọn hiện nay. Thuốc có tác dụng chống viêm, phục hồi chức năng của các tạng trong cơ thể nên duy trì được hiệu quả ngăn ngừa cơn hen lâu dài. Thuốc được điều chế từ các thành phần từ thiên nhiên, an toàn, không có tác dụng phụ, không gây nhờn thuốc.
Lời kết
Trên dây là những loại thuốc trị hen suyễn trẻ em mà quý phụ huynh cần biết. Để lựa chọn được loại thuốc phù hợp với trẻ, bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để thăm khám và có phác đồ điều trị rõ ràng. Nếu muốn hiểu rõ hơn về bệnh suyễn ở trẻ, bạn có thể liên hệ qua hotline 0983 96 95 96 hoặc Fanpage Kisho Asma để được hỗ trợ miễn phí.