Hen suyễn là một bệnh mãn tính về đường hô hấp. Có thể làm cho đường dẫn khí trong phổi bị sưng lên, khiến không khí ra vào khó khăn. Nếu bạn bị khó thở cần phải làm gì? Cách chữa hen suyễn khó thở? Để trả lời câu hỏi này, mời bạn đọc bài viết dưới đây!
Cách chữa hen suyễn khó thở
Khi lên cơn hen suyễn khó thở, tâm trạng đầu tiên của người bệnh là lo sợ, hoảng loạn. Điều này vô hình chung khiến tình trạng trở nên trầm trọng hơn. Do đó, nếu bị hen suyễn, bạn nên làm:
- Đầu tiên, hạn chế nằm, ngồi thẳng dậy, giữ trạng thái tinh thần bình tĩnh. Điều quan trọng nhất khi mắc bệnh hen suyễn là bạn cần hết sức bình tĩnh. Một điều nữa là cố gắng ngồi thẳng lưng, cố gắng hít thở sâu, chậm và đều. Điều này cho phép không khí lưu thông tốt hơn trong phổi.
- Sau đó sử dụng ống hít. Đối với bệnh hen suyễn, hãy chắc chắn rằng luôn có ống hít bên cạnh. Đối với thuốc cắt cơn bạn chỉ cần dùng 1 lần và hít sau 30-60 giây đối với ống hít cấp cứu và không quá 10 lần hít.
- Nếu các triệu chứng hen suyễn và khó thở không cải thiện sau 10 lần hít, hãy gọi cấp cứu. Nếu trong vòng 15 phút chưa có cấp cứu bạn nên tiếp tục sử dụng ống hít để hạn chế tình trạng tồi tệ hơn.
Làm thế nào khi lên cơn hen khó thở không có ống hít?
Trong cơn hen suyễn, đường thở bị thu hẹp, có thể gây khó thở. Mức độ nghiêm trọng của cơn hen có thể từ nhẹ đến rất nặng. Một số cơn hen suyễn cần được chăm sóc y tế khẩn cấp. Cách tốt nhất để điều trị cơn hen suyễn là sử dụng ống hít để mở đường thở. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu bạn lên cơn hen suyễn mà không có ống hít? Có một số điều bạn có thể làm trong khi chờ bác sĩ hoặc làm giảm triệu chứng
- Ngồi thẳng lưng giúp giữ cho đường thở của bạn được thông thoáng. Tránh nằm xuống khi lên cơn hen suyễn vì nó có thể làm cho tình trạng của bạn tồi tệ hơn.
- Giữ bình tĩnh nhất có thể khi bạn lên cơn hen suyễn. Hoảng sợ và căng thẳng có thể làm cho các triệu chứng tồi tệ hơn.
- Trong khi chờ đợi các triệu chứng của bạn được cải thiện hoặc bác sĩ đến. Bạn hãy thử bật tivi hoặc nhạc để cố giữ bình tĩnh.
- Hít thở chậm và đều bằng mũi chứ không phải bằng miệng.
- Tránh xa các tác nhân gây hen suyễn. Sự hiện diện của các tác nhân kích thích làm cho tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn. Điều quan trọng là phải biết các yếu tố khởi phát bệnh hen suyễn của bạn. Chẳng hạn như lông động vật, phấn hoa hoặc bụi, thực phẩm. Chất kích thích nghề nghiệp, khói thuốc lá hoặc căng thẳng, lo lắng. Hít thở không khí khô, lạnh.
- Bạn cần gọi cấp cứu khi cơn hen không thuyên giảm. Bạn khó khăn hơn trong việc nói chuyện, cơ ngực siết chặt, môi mặt xanh xao. Khó thở nghiêm trọng.
Cách làm giảm cơn hen khó thở rất đơn giản
Hen suyễn khó thở gây ra nhiều khó chịu cho người bệnh và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Vì vậy, những gợi ý sau đây sẽ giúp bạn hạn chế cơn hen hiệu quả.
Dùng thuốc
Không riêng gì bệnh hen suyễn khó thở, khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào cũng cần có chỉ định của bác sĩ. Nhiều người lựa chọn thuốc vì sự tiện lợi và mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá lạm dụng thuốc vì sẽ dẫn đến những tác dụng phụ không mong muốn.
Thêm một số gia vị có lợi vào thức ăn của bạn.
Tỏi, gừng là hai loại gia vị cực kỳ phổ biến có tác dụng cải thiện bệnh hen suyễn. Bạn chỉ cần đập dập và pha với nước ấm rồi sử dụng. Hoặc sử dụng chúng như một loại gia vị trong các món ăn hàng ngày để hỗ trợ chữa hen suyễn.
Hạn chế căng thẳng
Khi bạn lo lắng, căng thẳng sẽ gây áp lực lên các cơ trong cơ thể, bao gồm cả cơ ngực, khiến bạn khó thở hơn. Do đó, hãy tập cách chống lại căng thẳng và duy trì tâm trạng ổn định. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng điều này có thể làm giảm sự xuất hiện của các triệu chứng hen khó thở. Bạn có thể làm giảm căng thẳng bằng cách thiền, yoga, thái cực quyền.
Chú ý đến chế độ ăn uống
Người bệnh hen suyễn khó thở nhất định phải tránh những thực phẩm dễ gây dị ứng. Thay vào đó nên ăn nhiều rau và trái cây có nhiều vitamin C như cam, bưởi, quýt, cần tây, măng tây, cải bó xôi,… Cần bổ sung đủ 2 gam vitamin cần thiết mỗi ngày. Ngoài ra để cải thiện chức năng hô hấp, beta-carotene là một chất dinh dưỡng được tìm thấy rất nhiều trong loại thực phẩm màu đỏ, cam như gấc, ớt vàng, bí ngô, khoai lang,…
Tắm nắng thường xuyên
Những người bị hen suyễn khó thở thường có lượng vitamin D thấp. Nếu vấn đề này không được cải thiện, có thể dẫn đến bệnh hen suyễn. Bên cạnh ăn cá, trứng, sữa,… thì hấp thụ vitamin D từ ánh sáng mặt trời cũng là một cách hữu hiệu. Tuy nhiên, không nên quá lạm dụng phương pháp này, chỉ nên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào buổi sáng sớm và không nên tắm nắng quá lâu để hạn chế nguy cơ ung thư da.
Hít thở sâu
Hít thở có thể làm tăng thể tích phổi, giúp chức năng của phổi hoạt động hiệu quả hơn. Tập thở hít thở sâu bằng mũi, thở ra từ từ bằng miệng. Ngoài ra cách thở mím môi, thở bằng bụng cũng rất hiệu quả. Nếu bạn có thắc mắc về các phương pháp thở này, hãy hỏi bác sĩ để được tư vấn.
Chú ý thay đổi thời tiết
Thời tiết ảnh hưởng nhiều đến hệ thống miễn dịch của bạn. Ví dụ, trời trở lạnh có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch của bạn. Do đó khi ra ngoài trời lạnh cần quấn khăn quanh miệng và mũi. Ngoài ra đảm bảo không khí trong nhà của bạn đủ ẩm để không gây kích ứng mũi họng của bạn.
Duy trì cân nặng phù hợp
Cơ thể thừa cân, tích tụ nhiều mỡ thừa có thể gây khó thở. Sự phát triển của mô mỡ có thể gây viêm và làm tổn thương đường hô hấp. Giảm lượng calo tiêu thụ hàng ngày, đi bộ nhiều hơn để giảm lượng mỡ thừa trong cơ thể.
Kết,
Hen suyễn là tình trạng thường gặp và ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống, thậm chí đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Bài viết trên đã gợi ý cho các bạn cách chữa hen suyễn khó thở. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến bệnh hen suyễn hay liệu trình điều trị của KISHO ASMA hãy liên hệ hãy liên hệ hotline 0983 96 95 96 hoặc truy cập Fanpage Kisho Asma để được hỗ trợ nhanh nhất.