Có rất nhiều trường hợp trẻ bị nhập viện do viêm phế quản cấp nhưng phụ huynh không phát hiện sớm. Do vậy, nhiều phụ huynh thắc mắc rằng liệu có cách nhận biết trẻ bị viêm phế quản hay không? Và cách điều trị viêm phế quản như thế nào? Sau đây, KISHO ASMA sẽ giúp bậc phụ huynh hiểu rõ hơn nhé!
Bệnh viêm phế quản là gì?
Viêm phế quản là bệnh lý xảy ra phổ biến ở trẻ từ 6 tháng đến 3 tuổi. Bệnh lý này gây ra do tình trạng viêm cấp của khí quản và các phế quản lớn. Theo nghiên cứu thì 90% ca bệnh là do virus gây ra.
Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi là đối tượng có nguy cơ cao bị bệnh khi thời tiết thay đổi. Viêm phế quản có thể xuất hiện sau khi trẻ mắc các bệnh khác như: cúm, sởi, ho,… Chính vì vậy, bố mẹ cần tiêm phòng đầy đủ vaccine để bảo vệ trẻ trước các căn bệnh nhiễm khuẩn đe dọa.
Nguyên nhân khiến trẻ em dễ mắc viêm phế quản
Trẻ mắc viêm phế quản do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tiêu biểu như:
- Virus tấn công. Đây là nguyên nhân thường gặp nhất. Vì hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu nên dễ bị các loại virus tấn công. Một số loại virus thường gặp là: Adenovirus type 1-7, Enterovirus, Parainfluenzae, Influenzae A và B; virus hợp bào hô hấp (RSV), Rhinovirus, Human Bocavirus, Herpes Simplex Virus; vi trùng như S Pneumoniae, M catarrhalis, H Influenzae, Chlamydia Pneumoniae, Mycoplasma Species… Đặc biệt, sau khi trẻ mắc các bệnh nhiễm khuẩn tai – mũi – họng thì những virus này càng hoạt động mạnh và tấn công nhiều hơn.
- Ngoài ra còn có các yếu tố nguy cơ khác như: cơ địa dễ bị kích ứng, trào ngược dạ dày thực quản, suy giảm miễn dịch,….
- Môi trường sống ô nhiễm, thường xuyên tiếp xúc với bụi bẩn, nấm mốc, khí thải, khói thuốc,.. cũng gây ra bệnh viêm phế quản.
Cách nhận biết trẻ bị viêm phế quản
Viêm phế quản thường xuất hiện ở trẻ em khi thời tiết giao mùa, đặc biệt là mùa lạnh. Trẻ bị viêm phế quản sẽ có các triệu chứng như:
- Trẻ xuất hiện tình trạng sổ mũi, nghẹt mũi
- Thở rít, khó thở, thở khò khè.
- Ho khan, ho có đờm, các cơn ho chủ yếu về đêm và rạng sáng.
- Trẻ bị sốt nhẹ hoặc sốt cao.
- Trẻ có thể quấy khóc, bỏ ăn, mệt mỏi, nôn trớ,….
Ngoài ra, nếu bố mẹ thấy con xuất hiện các biểu hiện nghiêm trọng thì cần đưa đến bệnh viện ngay lập tức:
- Trẻ bị khó thở kéo dài, người tím tái
- Trẻ thở nhanh, thở gấp, co lõm lồng ngực
- Sốt cao trên 39 độ, sốt li bì,….
- Trẻ bỏ bú, bỏ ăn và nôn trớ liên tục.
Điều trị viêm phế quản ở trẻ như thế nào?
Bệnh viêm phế quản ở trẻ có thể điều trị hoàn toàn nếu áp dụng đúng phương pháp. Do đó, khi chăm sóc trẻ bị viêm phế quản, bố mẹ cần chú ý những điều sau:
- Trẻ bị viêm phế quản nhẹ bố mẹ không nên dùng thuốc khác sinh. Chỉ cần điều trị để long đờm và cho trẻ bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng. Giữ trẻ trong môi trường sạch sẽ, thoáng mát, trẻ có thể tự khỏi sau vài ngày.
- Đối với bệnh lý viêm phế quản ở trẻ sơ sinh, mẹ nên cho bé bú nhiều hơn. Nếu bế bước vào giai đoạn ăn dặm, mẹ cần cung cấp nhiều nước cho trẻ
- Bố mẹ cần giữ ấm cho trẻ và vệ sinh tai – mũi – họng bằng dung dịch nước muối sinh lý.
- Nếu trẻ bị sốt cao, bố mẹ cần dùng biện pháp để hạ sốt như: mặc quần áo thoáng mát, chườm nhẹ vùng nách, cổ, bẹn,….
- Trước khi sử dụng thuốc, bố mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Nếu trẻ có biểu hiện bất thường hoặc cơn sốt không giảm, tốt nhất nên đưa trẻ đi thăm khám càng sớm càng tốt.
Lời kết
Đọc đến đây chắc hẳn bố mẹ đã biết được cách nhận biết trẻ bị viêm phế quản rồi phải không nào? Nếu trẻ nhỏ bị viêm phế quản, bố mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ và có chế độ ăn uống nghỉ ngơi phù hợp nhé!