Bệnh hen phế quản ngày một phố biến và biến chứng của bệnh sẽ rất nặng. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời. Sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt, công việc và học tập cũng như sức khỏe của người bệnh. Do đó, bạn nên biết về cách phòng và điều trị bệnh hen phế quản để không xảy ra những tình huống không mong muốn.
Hen phế quản là bệnh gì?
Hen phế quản (dân gian còn gọi là hen suyễn), là một bệnh lý đường hô hấp được đặc trưng bởi tình trạng viêm đường dẫn khí mạn tính. Khi tiếp xúc với các yếu tố kích thích, phế quản của người bệnh vốn rất nhạy cảm. Sẽ phản ứng một cách dữ dội, biểu hiện bởi các triệu chứng như khó thở, khò khè, nặng ngực và ho. Tùy vào mức độ kích thích các tiểu phế quản và tùy vào cơ địa của từng bệnh nhân mà cơn hen phế quản biểu hiện ở mức độ nặng nhẹ khác nhau.
Bệnh hen phế quản thường không thể chữa khỏi. Nhưng triệu chứng của bệnh có thể được kiểm soát bởi sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân.
Xem thêm: Bị hen suyễn có lây không?
Nguyên nhân bệnh hen phế quản
Có rất nhiều tác nhân khởi phát cơn hen phế quản:
Các tác nhân dị ứng: là nguyên nhân thường gặp nhất.
- Dị nguyên đường hô hấp: thường là bụi nhà, phấn hoa, nấm mốc, lông động vật, khói thuốc lá, các con bọ sống trong chăn nệm,… Cũng có thể là những chất trong công nghiệp như: bụi kim loại, khói xăng dầu, hơi sơn,…
- Dị nguyên thực phẩm: các loại hải sản (tôm, cua, cá, sò,… ), trứng, thịt gà, lạc.
- Thuốc: Một số loại thuốc cũng có thể là yếu tố khởi phát cơn hen, như aspirin, penicillin,…
Tác nhân nhiễm khuẩn: Các bệnh lý nhiễm khuẩn đường hô hấp trên như: viêm mũi, viêm xoang, viêm họng, viêm amiđan,… Là một trong những nguyên nhân gây ra cơn hen ở bệnh nhân có cơ địa dị ứng.
Các tác nhân không dị ứng:
- Di truyền: Trong gia đình có người bị hen phế quản.
- Yếu tố tâm lý: tình trạng lo âu, căng thẳng, sang chấn tâm lý,…
- Rối loạn tình dục.
Cách phòng và điều trị bệnh hen phế quản
Nguyên tắc trong điều trị và phòng ngừa bệnh hen suyễn là cần hạn chế tối đa sự tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng. Tuy vậy việc phát hiện và điều trị bệnh hen suyễn càng sớm ở giai đoạn đầu. Sẽ kiểm soát được bệnh và không làm bệnh phát triển nặng thêm. Dưới đây là một số cách để hạn chế tối đa những triệu chứng mà bệnh gây ra
Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ
Bệnh hen suyễn có thể khởi phát bởi một số loại thuốc như aspirin, thuốc giảm đau không steroid như ibuprofen, naproxen,… Thậm chí cả thuốc nhỏ mắt nếu người bệnh không sử dụng đúng cách và theo hướng dẫn của bác sĩ. Vì vậy, khi dùng thuốc để điều trị đối với bất kỳ một bệnh lý nào người bệnh cũng cần tuân thủ đúng phác đồ mà bác sĩ đưa ra. Tuyệt đối tránh việc tự ý mua thuốc, sử dụng sai thời gian hoặc sai liều dùng.
Tránh gặp các tác nhân gây hen suyễn
Các tác nhân thường gặp gây ra bệnh hen suyễn bao gồm:
- Vật nuôi
- Mạt nhà
- Gián
- Cây trồng và phấn hoa
- Ẩm mốc
- Khói thuốc
- Hóa chất
- Một số loại thức ăn.
Cách phòng và điều trị hen phế quản tốt nhất là hãy tránh xa các tác nhân gây ra căn bệnh này:
- Tránh tiếp xúc với lông của vật nuôi: Nếu nằm trong đối tượng dễ mắc bệnh hen suyễn. Thì bạn tốt nhất nên tránh tiếp xúc với lông của các loại thú cưng như chó, mèo, chim cảnh…
- Đeo khẩu trang khi ra đường: Không khí hiện nay rất ô nhiễm. Do đó, nếu muốn tránh xa các thành phần khói bụi, khói thuốc lá, hóa chất độc hại trong không khí thì bạn cần sử dụng khẩu trang mỗi khi ra đường.
- Kiêng ăn các loại thực phẩm dễ gây dị ứng: Tôm, cua, đồ chiên nướng, rượu bia… thuộc nhóm dễ gây dị ứng. Những người có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn nên thận trọng khi sử dụng các loại thức ăn này.
- Dọn dẹp nhà cửa đều đặn: Thường xuyên lau dọn nhà cửa, hút bụi bẩn, giặt giũ chăn, ga, gối, đệm để tiêu diệt các loại vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh. Đây là một trong những cách loại bỏ tác nhân gây nên hen suyễn đơn giản, dễ thực hiện.
Tập thể dục hợp lý và sử dụng các thực phẩm để tăng sức đề kháng
Để sở hữu cơ thể khỏe mạnh, bạn cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh và khoa học. Theo đó, thực đơn hàng ngày cần bảo đảm đầy đủ những dưỡng chất cần thiết như đạm, chất béo, chất xơ,… Ngoài ra, bạn có thể bổ sung thêm các thực phẩm tăng sức đề kháng cho cơ thể. Đặc biệt là các loại trái cây giàu vitamin C như cam, bưởi, chanh,…
Rèn luyện thể dục thường xuyên cũng là cách phòng ngừa bệnh hen suyễn rất tốt. Khi tập thể dục, ngoài các cơ thì phổi sẽ được gia tăng sức mạnh. Ngăn ngừa những cơn hen suyễn xảy ra. Tuy nhiên bạn cần tránh tập luyện lâu ngoài trời lạnh hoặc tập quá sức bản thân.
Tập thể dục và rèn luyện sức khỏe mỗi ngày giúp phòng ngừa hen suyễn hiệu quả.
Giữ ấm cơ thể khi thời tiết trở lạnh
Không khí lạnh là một trong những tác nhân dễ gây ra những đợt hen suyễn cấp và các bệnh đường hô hấp khác. Do đó, vào lúc thời tiết giao mùa hay trở lạnh. Bạn hãy giữ ấm cơ thể bằng cách chuẩn bị cho mình những chiếc găng tay, tất, khăn, mũ, áo khoác dày để bảo vệ cơ thể.
Thực hiện tầm soát hen
Cách tốt nhất để chẩn đoán chính xác bệnh hen suyễn là thực hiện tầm soát hen. Khi thực hiện tầm soát, bạn sẽ được chỉ định khám lâm sàng chuyên khoa hô hấp. Chuẩn đoán hình ảnh qua chụp X-Quang phổi, đo hô hấp ký có thử thuốc và xét nghiệm công thức máu,… Để kiểm tra tình trạng hệ hô hấp.
Để kết quả tầm soát hen chính xác nhất, bạn nên đến bệnh viện để Bác sĩ khám và điều trị kịp thời và chính xác.
Xem thêm: Cách chữa hen phế quản tại nhà hiệu quả nhất