Hen suyễn ở trẻ hiện nay là một bệnh khá phổ biến. Để chữa hen suyễn cho trẻ em cần có phác đồ điều trị cụ thể. Mỗi trẻ sẽ được bác sĩ kê thuốc khác nhau. Vì vậy phụ huynh cần cho con đi thăm khám sớm nhất khi thấy trẻ có biểu hiện hen suyễn.
Hen suyễn ở trẻ em và triệu chứng
Hen suyễn có tên gọi khác là hen phế quản. Đây là một dạng bệnh hô hấp mãn tính. Có những đứa trẻ sẽ tự khỏi bệnh sau khi lớn lên. Trong khi đó, có những trẻ sẽ tiếp tục bị hen suyễn khi trưởng thành. Ngày nay, tỷ lệ mắc hen suyễn ở trẻ em Việt Nam ngày càng tăng lên. Khi phổi và đường thở của trẻ bị viêm rất dễ dẫn đến hen phế quản vì đề kháng của trẻ còn yếu. Những cơn co thắt đường thở xuất hiện liên tục và có nhiều dịch nhầy khiến trẻ thở khó khăn. Bệnh ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hàng ngày, vui chơi và học tập của trẻ.
Triệu chứng hen suyễn
- Ho nhiều, nhất là vào ban đêm hoặc khi trẻ đang bị các bệnh hô hấp khác, nhiễm khuẩn, nhiễm virus,…
- Khi thở phát ra tiếng rít và khò khè. Thở không được thông thuận
- Khó thở và thường xuyên tức ngực
- Chất lượng giấc ngủ kém vì ho
- Khi trẻ mắc các bệnh về hô hấp khác thì rất chậm phục hồi
Nguyên nhân gây nên hen suyễn ở trẻ em
Nguyên nhân thật sự gây nên hen suyễn ở trẻ vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, có một số khả năng được cho là có liên quan đến bệnh, bao gồm:
- Cơ địa của trẻ dễ bị dị ứng
- Cha mẹ có tiền sử hen phế quản
- Các bệnh nhiễm trùng hô hấp có biến chứng là hen suyễn
- Các yếu tố từ môi trường ngoài gây kích thích đường thở như: Khói thuốc, phấn hoa, khói bụi, ẩm mốc, hóa chất,…
Đối với những trẻ đã xác định mắc hen phế quản thì bất cứ tác nhân nào bên ngoài cũng có khả năng gây nên cơn hen. Vì vậy cha mẹ cần phải hết sức cẩn trọng. Phụ huynh nên tạo cho con một môi trường sống sạch sẽ, trong lành. Ngoài ra, các nơi trẻ đến cũng cần được cân nhắc. Nếu có các yếu tố dễ gây dị ứng thì không nên tới.
Cách chữa hen suyễn cho trẻ em
Đây là một bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng phức tạp. Vì vậy mà phụ huynh có con mắc hen suyễn cần chú trọng vào việc điều trị và ngăn chặn cơn suyễn cho con. Dù ít gây tử vong nhưng bệnh này có thể gây ra nhiều di chứng làm cuộc sống của con trở nên khó khăn hơn.
Phác đồ chữa hen suyễn cho trẻ em có nhiều khác biệt với người lớn. Đối với trẻ không thể dùng thuốc một cách tùy tiện. Do tác dụng lâu dài từ thuốc lên trẻ chưa được chứng minh là hoàn toàn vô hại. Nhìn chung, điều trị hen suyễn cho trẻ là kiểm soát các triệu chứng, tùy theo mức độ bệnh.
Dùng thuốc để kiểm soát cơn hen dài hạn
Các loại thuốc này được dùng để giảm các triệu chứng viêm tại đường thở. Thường thì chúng sẽ được dùng hàng ngày:
- Corticosteroid dạng hít: Fluticasone (Flixotide HFA), budesonide (Pulmicort Flexhaler), mometasone (Asmanex HFA), ciclesonide (Alvesco), beclomethasone (Qvar Redihaler).
- Leukotriene: Montelukast (Singulair), zafirlukast (Accolate) và zileuton (Zyflo).
- Thuốc hít kết hợp: Những loại thuốc này có chứa một corticosteroid dạng hít cộng với chất chủ vận beta tác dụng dài (LABA). Chúng bao gồm fluticasone và salmeterol (Seretide HFA), budesonide và formoterol (Symbicort), fluticasone và vilanterol (Breo Ellipta), mometasone và formoterol (Dulera). Thuốc này chỉ dùng cho các trường hợp hen suyễn nặng
- Theophylin: Giúp cho đường thở thông thoáng. Được sử dụng hàng ngày
- Thuốc điều hòa miễn dịch: Các loại thuốc này được kê cho trẻ lớn và cho các trường hợp từ trung bình đến nặng.
Dùng thuốc để cắt cơn hen
- Thuốc chủ vận beta tác dụng ngắn: Salbutamol (Ventolin HFA) và levalbuterol (Xopenex HFA).
- Corticosteroid đường uống và tiêm tĩnh mạch: Không nên sử dụng lâu dài vì gây nhiều tác dụng phụ
Cách hỗ trợ chữa hen suyễn cho trẻ em tại nhà
Ngoài thuốc được bác sĩ kê, các bậc phụ huynh có thể dùng những cách dân gian để hỗ trợ chữa hen suyễn cho trẻ em tại nhà. Điều kiện tiên quyết là các biện pháp này phải an toàn và không có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ.
Ô mai mơ kết hợp tía tô
Cách này giúp giảm ho, giảm đờm và cảm giác nặng ngực.
Chuẩn bị:
- Nửa ký mơ
- 1 nắm lá tía tô
- 80g muối
- 50ml rượu trắng
Cách làm:
- Sau khi rửa sạch lá tía tô thì vò nát lá với muối. Rồi vắt bỏ nước đầu
- Rửa sạch trái mơ rồi cho mơ vào bình. Tiếp đến cho rượu, muối và lá tía tô vào
- Cho trẻ ngậm 2-3 trái/ngày. Dùng liên tục 3-5 ngày đến khi thấy trẻ cải thiện tình trạng ho
Củ cải kết hợp mật ong
Chuẩn bị:
- Nửa ký củ cải trắng
- 100g gừng
- 150ml mật ong nguyên chất
Cách làm:
- Rửa sạch củ cải với nước muối loãng rồi cắt nhỏ, lọc lấy nước.
- Rửa sạch gừng, cắt nhỏ
- Đun sôi nước củ cải cùng gừng. Sau đó cho mật ong vào, trộn đều và đợi sôi lần nữa
- Nguội thì cho vào chai. Bảo quản ngăn mát tủ lạnh
- Mỗi ngày cho trẻ uống 2 lần, mỗi lần 5ml. Uống liên tục ít nhất 3 ngày
Trên đây là các cách chữa hen suyễn cho trẻ em. Hy vọng qua bài viết này, cha mẹ đã có cái nhìn khái quát hơn về bệnh. Bạn không cần lo lắng thái quá về tình trạng của con nhưng cũng cần hết sức chú ý. Đừng quên tái khám định kỳ cho con nhé. Nếu có thắc mắc về bệnh suyễn và tìm kiếm cách điều trị an toàn, hãy truy cập tại đây.