Hen phế quản có thể găp nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị và chữa trị kịp thời. Nắm rõ các dấu hiệu bị hen phế quản bạn cần biết để có thể chuẩn đoán, phòng ngừa, điều trị đúng cách. Hãy cùng Kisho Asma tìm hiểu để có thể phát hiện sớm và kiểm soát bệnh một cách hiệu quả nhất.
Bệnh hen phế quản là bệnh lý gì?
Bệnh hen phế quản là tình trạng đường thở bị viêm mãn tính. Tình trạng viêm ở đường thở kéo dài khiến đường phế quản bị co thắt, phù nề, tăng tiết đờm gây tắc nghẽn, đường khí không được lưu thông. Từ đó khiến bệnh nhân đau tức ngực, khó thở, đặc biệt ho dai dẳng, tái đi tái lại nhiều lần. Đặc biệt biểu hiện của viêm phế quản thường xảy ra vào ban đêm, thời tiết lạnh
Dấu hiệu bị hen phế quản bạn cần biết
Hen phế quản hay còn gọi là hen suyễn. Bệnh có thể khởi phát một cách nhanh chóng, đột ngột, hoặc diễn ra từ từ, sau đó nặng dần. Những dấu hiệu bị hen phế quản bạn cần biết như:
- Ho: Một trong biểu hiện chính của hen phế quản chính là ho. Đây cũng là biểu hiện dễ nhận thấy nhất khi hen phế quản. Ho thường đi kèm với khó thở. Ho thường xảy ra vào ban đêm hay khi làm việc quá sức.
- Khó thở: Vì bị viêm gây tắc đường phế quản vì thế người bệnh thường bị ngợp, khó thở, khí huyết không đủ để thở. Vì vậy người bệnh luôn cảm thấy khó thở
- Thở khò khè: Một dấu hiệu bạn không thể bỏ qua chính là thở khò khè kèm tiếng rít. Đây là biểu thường gặp của hen phế quản cấp tính
- Nặng ngực: Nặng ngực giống như cảm giác có cái gì đó đè nặng lên ngực, tức ngực, khó thở
Nguyên nhân bị bệnh hen phế quản
Hen phế quản có nhiều tác nhân gây nên. Đây là bệnh lý thuộc bệnh lý đường hô hấp. Vì thế nguyên nhân có thể xuất phát từ bên trong và bên ngoài. Một số nguyên nhân thường gặp như:
Hen phế quản do dị ứng
Dị ứng gây viêm đường hô hấp là một trong nguyên nhân hàng đầu gây nên viêm phế quản. Các cơn hen thường khởi phát do tiếp xúc với các tác nhân dị ứng. Một số nguyên nhân gây dị ứng như: phấn hoa, sâu bọ trong nhà, lông động vật, khói bụi, thực phẩm dị ứng,….
Hen phế quản do vận động
Khi làm việc hay vận động quá sức tác động tới phế quản khiến cơn hen khởi phát hoặc nặng lên.
Một số nguyên nhân khác dẫn tới hen phế quản có thể được kể tới như nhiễm trùng đường hô hấp, bệnh trào ngược dạ dày, hay việc sử dụng một số thuốc gây tác dụng phụ cũng có thể gây nên hen phế quản
Kiểm soát cơn hen cấp tính nhanh chóng
Khi có những dấu hiện bị hen phế quản, bạn cần phòng ngừa và kiểm soát chúng ngay lập tức. Những cách kiểm soát cơn hen cấp nhanh chóng bạn nên thực hiện như:
Tránh xa hoặc hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây phát cơn hen như: Khói thuốc lá, bụi phấn, hóa chất có mùi nồng gắt, làm việc gắng sức, nhiễm lạnh,… Duy trì một chế độ dinh dưỡng và vận động khoa học để cải thiện sức khỏe nói chung, chức năng hệ hô hấp nói riêng.
Dùng ngay thuốc hít sớm và đúng cách: Một cách để kiểm soát cơn hen nhanh chóng chính là sử dụng thuốc hít để giảm ho ngay lập tức. Thuốc được sử dụng trong trường hợp này chính là là thuốc nhằm giãn phế quản có tác dụng ngắn. Khi có biểu hiện hen thì tốt nhất dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên sử dụng đúng theo chỉ định để khỏi phản tác dụng
Nghỉ ngơi ngay khi có cơn hen xuất hiện: Tránh để làm việc quá sức khiến cơn hen nặng hơn.
Nếu không xử lý kịp thời các cơn hen phế quản cấp tính có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm cho người bệnh như xẹp phổi, suy hô hấp. Vì vậy thăm khám, điều trị sớm khi có những dấu hiệu đầu tiên là điều cần thiết
Nắm bắt những dấu hiệu bị hen phế quản là điều cần thiết để chữa trị kịp thời.Nếu bạn muốn tìm hiểu về bệnh hen suyễn và phương pháp điều trị. Đừng ngần ngại liên hệ hotline 0983 96 95 96 hoặc truy cập Fanpage Kisho Asma để chúng tôi giải đáp cho bạn ngay nhé