Dấu hiệu của trẻ bị viêm phế quản là gì? Nguyên nhân khiến trẻ bị viêm phế quản? Là những điều mà nhiều bậc phụ huynh thắc mắc. Vì đây là bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ đặc biệt là khi thời tiết giao mùa. Vì vậy trong bài viết này, KISHO ASMA sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh lý này nhé!
Tìm hiểu về bệnh viêm phế quản
Viêm phế quản là bệnh lý thường gặp ở trẻ từ 6 tháng đến 3 tuổi. Bệnh lý này xảy ra do tình trạng viêm nhiễm các khí quản và phế quản. Các nghiên cứu mới nhất chỉ ra rằng có tới 90% trẻ bị mắc viêm phế quản là do virus, vi khuẩn gây ra.
Trẻ nhỏ rất dễ mắc bệnh lý này đặc biệt là khi thời tiết giao mùa. Viêm phế quản có thể xuất hiện cùng lúc hoặc sau khi trẻ bị mắc các bệnh khác như cúm, ho, sởi,… Chính vì vậy, các chuyên gia y tế khuyến cáo các bậc phụ huynh cần tiêm phòng đầy đủ để bảo vệ trẻ trước những bệnh lý này.
Nguyên nhân khiến trẻ nhỏ bị mắc viêm phế quản
Dưới đây là một số nguyên nhân khiến trẻ nhỏ dễ bị mắc viêm phế quản:
- Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh viêm phế quản là do virus gây ra. Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch và sức đề kháng còn non nớt nên dễ bị nhiễm các loại virus gây bệnh. Tiêu biểu như: Adenovirus type 1-7, Enterovirus, Parainfluenzae, Influenzae A và B; các loại virus hợp bào hô hấp, Rhinovirus, Human Bocavirus, Herpes Simplex Virus; vi trùng như S Pneumoniae, M catarrhalis, H Influenzae, Chlamydia Pneumoniae, Mycoplasma Species… Đặc biệt, khi trẻ bị ốm hay mắc bệnh lý liên quan đến tai-mũi-họng thì những loại virus này sẽ tấn công mạnh hơn.
- Ngoài ra, trẻ mắc viêm phế quản cũng do các nguyên nhân khác như: trào ngược dạ dày, suy giảm miễn dịch, môi trường sống bị ô nhiễm,…
Dấu hiệu của trẻ bị viêm phế quản
Khi thời tiết giao mùa, trẻ nhỏ sẽ dễ mắc phải bệnh viêm phế quản. Tuy nhiên bệnh lý này lại có những biểu hiện tương tự như bệnh viêm họng hay các bệnh về đường hô hấp khác. Do đó phụ huynh cần nắm rõ các dấu hiệu để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời. Trẻ nhỏ mắc viêm phế quản sẽ có các biểu hiện như:
- Trẻ bị sổ mũi, nghẹt mũi kèm theo tiếng thở rít, thở khò khè,…
- Trẻ bị ho khan, ho có dịch nhầy. Các cơn ho thường xuất hiện nhiều về đêm và gần sáng.
- Trẻ bị sốt từ 38 đến 39 độ C
- Ngoài ra, trẻ nhỏ có thể xuất hiện các dấu hiệu như: mệt mỏi, chán ăn, nôn trớ, quấy khóc,…
Nếu thấy trẻ xấu hiện các biểu hiện nguy hiểm sau phụ huynh cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời.
- Trẻ xuất hiện tình trạng ho khó thở; môi, chân tay tím tái
- Trẻ thở gấp và có hiện tượng co lõm ngực
- Trẻ sốt cao trên 39 độ C và không hạ sốt ngay cả khi sử dụng thuốc hạ sốt.
- Trẻ ngủ li bì, lờ đờ không tỉnh táo.
Phương pháp điều trị bệnh viêm phế quản ở trẻ nhỏ
Bệnh viêm phế quản của trẻ có thể điều trị dứt điểm nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách. Do đó, bố mẹ cần lưu ý những điều sau đây để có thể chăm sóc và bảo vệ trẻ nhỏ tốt nhất:
- Nếu trẻ bị viêm phế quản thể nhẹ, bố mẹ không nên sử dụng thuốc kháng sinh. Thay vào đó là dùng các bài thuốc dân gian như mật ong, lá hẹ,… để giúp trẻ giảm ho, long đờm. Ngoài ra cần cho trẻ ăn uống đầy đủ và nghỉ ngơi đúng cách thì trẻ sẽ khỏi trong vài ngày.
- Đối với trường hợp trẻ sơ sinh bị viêm phế quản bố mẹ cần cho trẻ ăn uống và nghỉ ngơi đầy đủ để bổ sung chất dinh dưỡng. Nếu trẻ đang bú thì cho bú nhiều hơn, trẻ ăn dặm thì bổ sung thêm nước.
- Trẻ bị viêm phế quản cần được được giữ ấm cơ thể
- Bố mẹ cần vệ sinh tai – mũi – họng thường xuyên cho trẻ bằng dung dịch nước muối sinh lý 0.9%.
- Nếu trẻ bị sốt, bố mẹ cần cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát. Mẹ có thể chườm vùng cổ, nách, bẹn để giúp trẻ hạ sốt.
- Trường hợp sử dụng thuốc cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Nếu trẻ sốt cao và có biểu hiện bất thường hoặc cơn sốt không giảm, tốt nhất nên đưa trẻ đi thăm khám càng sớm càng tốt.
Lời kết
Trên đây là những thông tin chi tiết về “Dấu hiệu của trẻ bị viêm phế quản”. Nếu các bậc phụ huynh còn bất kỳ thắc mắc gì hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0983 96 95 96 hoặc Fanpage Kisho Asma để được tư vấn miễn phí nhé!