Hen suyễn thường kéo dài và khó điều trị dứt điểm làm ảnh hưởng không nhỏ tới chức năng hô hấp chung của trẻ em. Để kiểm soát tốt được bệnh, các bậc phụ huynh cần nắm rõ được dấu hiệu hen suyễn ở trẻ như thế nào?
Ho dai dẳng, ho nhiều về đêm
Trẻ ho để đẩy các chất kích thích ở đường hô hấp ra bên ngoài, cơ thể sẽ có phản xạ là ho. Nguyên nhân gây ho có thể xuất phát từ việc trẻ bị cảm lạnh, nhiễm khuẩn xoang mũi, hen suyễn…
Ho là dấu hiệu hen suyễn ở trẻ em đặc hiệu với cường độ kéo dài và tái phát nhiều lần. Bên cạnh ho trẻ còn có kèm theo khó thở, khò khè. Thời điểm trẻ ho nhiều:
- Thường về đêm khi ngủ
- Ho theo mùa
- Ho khi trẻ gắng sức, khi cười và khi khóc
- Tiếp xúc với chất kích thích
Trong hen suyễn ở trẻ, cơn ho điển hình thường là ho khan và ho kích ứng. Trường hợp trẻ ho có đờm thì đờm thường có màu trắng và trong. Cũng có trường hợp trẻ bị hen suyễn chỉ có dấu hiệu duy nhất là ho, ho về đêm và không có triệu chứng gợi ý nào khác. Trẻ bình thường vào ban ngày. Đây cũng là lý do phụ huynh không phát hiện sớm được bệnh hen suyễn ở trẻ em.
Trẻ thở khò khè
Khi trẻ thở, xuất hiện tiếng rít hay âm thanh không bình thường phát ra được gọi là khò khè. Tình trạng viêm, phù nề và co thắt ở trẻ bị hen suyễn khiến đường thở bị thu hẹp lại, từ đó khiến không khí lưu thông qua sẽ tạo nên âm thanh khò khè.
Không thể bỏ qua khò khè khi nhận biết dấu hiệu hen suyễn ở trẻ em. Tiếng khò khè sẽ phát ra khi trẻ thở ra hoặc trong cả hai thì thở ra và hít vào nếu trẻ bị hen nặng, cha mẹ có thể nghe bằng tai.
Khi bị hen suyễn, trẻ thở khò khè tái phát nhiều lần, nhất là khi trẻ ngủ, hoặc có các yếu tố khởi phát như gắng sức, khóc, cười, tiếp xúc khói bụi, khói thuốc lá…
Tuy nhiên, hiện tượng khò khè còn do các bệnh đường hô hấp khác ở trẻ nhỏ. Do đó, cha mẹ cần lưu ý đưa trẻ đi khám sớm khi có hiện tượng này để được chẩn đoán chính xác nhất.
Dấu hiệu hen suyễn ở trẻ: Khó thở
Trẻ mắc bệnh hen suyễn đường thở sẽ bị thu hẹp do phù nề, co thắt gây nên tình trạng khó thở. Khi trẻ gắng sức, cười, khó sẽ khó thở nhiều hơn.
Ở những trẻ còn nhỏ, việc phát hiện ra trẻ đang cảm thấy khó thở sẽ gặp nhiều khó khăn. Cha mẹ xác định trẻ có bị khó thở hay không khi thấy trẻ:
- Thở nhanh hơn
- Thở sâu hơn
- Cơ ở cổ và lồng ngực của trẻ bị co kéo, cánh mũi phập phồng.
Đau tức ngực
Đường thở bị thu hẹp không chỉ khiến trẻ bị khó thở mà còn làm cho trẻ bị đau tức ngực vì không khí vào phổi không đủ.Thông thường chỉ có trẻ lớn mới cảm nhận được dấu hiệu này. Và nói cho cha mẹ biết hoặc thực hiện hành động xoa ngực.
Trẻ giảm hoạt động thể lực
Dấu hiệu hen suyễn ở trẻ sẽ có cả việc trẻ cảm thấy mệt mỏi, không thể chạy nhảy, chơi đùa, cười giống như những trẻ khác. Trẻ cảm thấy mau mệt khi đi bộ, thường đòi cha mẹ ẵm bồng.
Bên cạnh các triệu chứng kể trên, bệnh hen suyễn ở trẻ em nhận biết bằng các dấu hiệu như:
- Khó ngủ do khó thở, ho hoặc thở khò khè.
- Những cơn ho hoặc thở khò khè trở nên nặng hơn khi trẻ bị cảm lạnh hoặc cúm.
- Trẻ chậm hồi phục hoặc bị viêm phế quản sau nhiễm trùng đường hô hấp.
Dấu hiệu hen suyễn ở trẻ em có sự khác nhau ở mỗi trẻ. Tùy từng trẻ sẽ có tất cả các triệu chứng hoặc chỉ có một vài triệu chứng. Theo thời gian, mức độ của triệu chứng có thể tốt hơn hoặc tệ đi. Các triệu chứng sẽ nặng hơn vào thời điểm ban đêm, sáng sớm, khi trẻ gắng sức hoặc tiếp xúc với các tác nhân gây khởi phát cơn hen.
Đối với trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi, việc nhận biết bệnh hen suyễn sẽ khó hơn vì trẻ có các triệu chứng ho, khò khè dù không bị hen suyễn.
Kết luận
Đọc đến đây chắc hẳn bạn đã hiểu về dấu hiệu hen suyễn ở trẻ em rồi phải không nào? Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến thuốc trị hen suyễn của KISHO ASMA hãy liên hệ đến hotline 0983 96 95 96 hoặc Fanpage Kisho Asma để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất nhé!