Hen suyễn là bệnh lý mãn tính của hệ hô hấp. Nếu không được phát hiện sớm và có biện pháp xử trí kịp thời bệnh nhân có thể bị tử vong. Vì vậy, mẹ phải đặt biệt chú ý đến các dấu hiệu hen suyễn ở trẻ sơ sinh để có biết cách xử trí hiệu quả.
Tìm hiểu về bệnh hen suyễn ở trẻ sơ sinh và trẻ em
Hen suyễn là bệnh viêm phổi và đường thở – nơi vận chuyển không khí ra vào phổi. Nếu trẻ bị hen suyễn, đường hô hấp sẽ bị kích thích và sưng lên, có thể ảnh hưởng đến khả năng hô hấp.
Hen suyễn là bệnh mãn tính nghiêm trọng phổ biến nhất ở trẻ em. Đồng thời là nguyên nhân khiến nhiều trẻ em dưới 15 tuổi phải nhập viện. Hiện nay, căn bệnh này ảnh hưởng đến khoảng 1/12 trẻ em ở Hoa Kỳ. Ít nhất một nửa trẻ bị hen suyễn phát triển các triệu chứng trước tuổi lên 5. Việc quan trọng bố mẹ phải làm là phối hợp với bác sĩ ngăn ngừa và điều trị các cơn hen suyễn.
Dấu hiệu hen suyễn ở trẻ sơ sinh
Các dấu hiệu hen suyễn ở trẻ sơ sinh có thể bao gồm:
- Thở nhanh hoặc khó thở (có thể biểu hiện như căng – hóp bụng quá mức hoặc cánh mũi phập phồng)
- Thường hay thở ra, dài hơi (đặc biệt là khi chơi đùa)
- Tức ngực (trẻ nhỏ có thể chỉ biết nói ngực đau hoặc cảm thấy khó chịu ở ngực)
- Thở khò khè hoặc có tiếng rít khi thở ra
- Ho (đặc biệt là vào ban đêm)
- Mặt, môi hoặc móng tay tái nhợt, hơi xanh trong cơn hen suyễn
- Khó ăn
- Thường xuyên bị cảm lạnh
- Mệt mỏi (khiến bé không thể chơi đùa hoặc tham gia các môn thể thao). Các vấn đề về hô hấp cũng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ.
Trẻ sơ sinh bị hen suyễn cũng có thể biểu hiện những dấu hiệu sau:
- Khó bú hoặc mặt nhăn nhó khi được cho ăn
- Thở khò khè
- Hay quấy.
Theo đó, cũng cần lưu ý nhiều bệnh khác cũng có thể gây ra các triệu chứng tương tự như:
- Viêm thanh khí phế quản
- Virus hợp bào hô hấp – RSV
- Trào ngược axit
- Viêm phổi
- Cảm lạnh và xơ nang
Trên thực tế, hầu hết trẻ thở khò khè là dấu hiệu bị viêm tiểu phế quản (bronchiolitis) – xảy ra khi virus xâm nhập vào phổi ở trẻ dưới 2 tuổi, bệnh sẽ khỏi trong vòng 1 – 2 tuần. Một số bệnh nhiễm virus khác cũng có thể làm tăng nguy cơ phát triển hen suyễn của trẻ sau này.
Chẩn đoán trẻ sơ sinh bị hen suyễn
Bác sĩ có thể giúp xác định xem các triệu chứng của trẻ có phải là do bệnh suyễn gây ra hay không. Thông thường, hen suyễn ở trẻ sơ sinh dưới 2 tuổi có thể khó chẩn đoán, vì các bệnh lý khác cũng gây ra tiếng thở khò khè tương tự. Như đã đề cập, nhiễm trùng đường hô hấp do virus là nguyên nhân phổ biến nhất gây thở khò khè ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đó là lý do tại sao nhiều bác sĩ không chẩn đoán xác định trẻ sơ sinh bị hen suyễn cho đến khi bé được 2 tuổi.
Tuy nhiên, nếu trẻ ho thường xuyên và mắc dị ứng hoặc bệnh chàm, đồng thời gia đình bạn có tiền sử bệnh hen suyễn và dị ứng hoặc bệnh chàm (đặc biệt nếu vợ chồng bạn đều mắc bệnh này), thì nhiều khả năng bé sẽ tiếp tục mắc bệnh hen suyễn.
Để tìm hiểu xem con bạn có bị hen suyễn hay không, bác sĩ sẽ:
- Ghi chép tiền sử y tế, sức khỏe gia đình cẩn thận, hỏi về các triệu chứng của trẻ và thời điểm xảy ra.
- Khám sức khỏe.
- Yêu cầu làm xét nghiệm kiểm tra chức năng phổi, xét nghiệm máu, xét nghiệm dị ứng và chụp X-quang.
- Đôi khi bác sĩ cũng sẽ kê đơn thuốc để xem liệu có giúp trẻ cải thiện nhịp thở hay không.
Lời kết
Đọc đến đây chắc hẳn bạn đã hiểu về dấu hiệu hen suyễn ở trẻ sơ sinh rồi phải không nào? Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến thuốc trị hen suyễn của KISHO ASMA hãy liên hệ đến hotline 0983 96 95 96 hoặc Fanpage Kisho Asma để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất nhé!