Dấu hiệu nhận biết trẻ bị hen suyễn là những triệu chứng cơ bản mà cha mẹ nên lưu ý nếu vô tình thấy xuất hiện ở con mình thì cần phải đưa trẻ đi khám bác sĩ ngày để được điều trị sớm. Trước tiên, cùng tìm hiểu dấu hiệu trẻ lên cơn hen không thể bỏ qua nhé.
Dấu hiệu trẻ lên cơn hen
Chẩn đoán thường dễ dàng khi trẻ đang lên cơn: trẻ ho, có cảm giác nặng ngực, thở khò khè, khó thở (thở nhanh, thở co kéo lồng ngực, co kéo cơ vùng cổ, cánh mũi phập phồng,…). Tuy nhiên, không phải lúc nào việc chẩn đoán cũng dễ dàng. Cần nghi ngờ trẻ mắc bệnh hen khi trẻ bị ho tái đi tái laị nhiều lần (đặc biệt là ho về đêm), khò khè, khó thở xuất hiện hay nặng hơn khi trẻ tiếp xúc với các yếu tố khởi phát (khi thay đổi thời tiết, khi trẻ gắng sức, hay khi ăn “trúng” một thức ăn nào đó,…).
Nếu như khò khè, khó thở là những gợi ý khá điển hình, thì triệu chứng ho tái đi tái laị là triệu chứng khá đặc biệt và thường bị bỏ sót. Thật vậy, có khi trẻ mắc bệnh hen chỉ biểu hiện bằng những cơn ho về đêm (lắm khi nhiều đến mức làm trẻ không thể ngủ được) mà không hề có triệu chứng gợi ý nào khác và ban ngày trẻ lại hoàn toàn bình thường.
Một số nhà chuyên môn thường goị đây là “hen dạng ho” – một thể khá đặc biệt của bệnh và thường bị bỏ sót. Trong trường hợp này, trẻ cần được đưa đến khám chuyên khoa hô hấp để có thể được chẩn đoán phù hợp. Ở trẻ dưới 2 tuổi, cần nghĩ đến hen khi trẻ bị khò khè tái phát ít nhất 3 lần ngay cả khi trong gia đình không có ai bị hen, dị ứng.
Khi nào hen suyễn phải đi gặp bác sĩ?
Một cơn hen suyễn nghiêm trọng đột ngột có thể đe dọa tính mạng. Các bác sĩ thường khuyên bệnh nhân hen suyễn nên nghỉ ngơi và sử dụng thuốc cắt cơn khi xuất hiện triệu chứng cơn hen cấp. Tuy nhiên, có những trường hợp bệnh nhân cần đến bệnh viện ngay lập tức như:
- Các triệu chứng không giảm sau khi sử dụng thuốc cắt cơn nhanh.
- Triệu chứng khó thở, thở khò khè trở nên tồi tệ hơn.
- Khó thở dù vận động rất ít.
Điều trị hen suyễn như thế nào?
Để điều trị bệnh hen suyễn, các bác sĩ có thể sử dụng một phương pháp hoặc nhiều phương pháp để đạt được hiệu quả tốt nhất. Dưới đây là một số phương pháp phổ biến:
Sử dụng thuốc
Dùng thuốc điều trị bệnh hen suyễn, người bệnh cần lưu ý sử dụng theo chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt, hãy luôn mang theo thuốc bên mình để có thể sử dụng khi khẩn cấp. Các loại thuốc thường được sử dụng bao gồm:
- Thuốc kiểm soát hen suyễn lâu dài: Bệnh nhân phải dùng thuốc hàng ngày để ngăn ngừa viêm đường thở. Giảm xuất hiện các triệu chứng.
- Thuốc cắt cơn: Thuốc cắt cơn dạng hít có thể giúp giảm nhanh các triệu chứng. Bệnh nhân có thể sử dụng thuốc trước khi vận động để ngăn ngừa cơn hen xuất hiện.
Tái khám định kỳ
Trong trường hợp bệnh hen suyễn đã được kiểm soát nhưng người bệnh tuyệt đối không được chủ quan. Mà nên tái khám định kỳ để điều chỉnh lượng thuốc theo tình hình bệnh hiện tại. Để giúp người bệnh kiểm soát bệnh một cách tốt nhất.
Tránh xa các yếu tố lên cơn hen cấp
Tránh xa những tác nhân có thể làm bùng phát cơn hen.
- Thay đổi thời tiết: Thời tiết chuyển lạnh đột ngột cũng là nguyên nhân gây ra cơn hen. Trong những giai đoạn này, bạn nên chú ý đeo khẩu trang, giữ ấm cơ thể khi ra ngoài.
- Gắng sức: Khi tập thể dục, làm việc. Cách phòng tránh như sau: Nếu cảm thấy mệt mỏi trong quá trình tập, thở khò khè bạn nên nghỉ ngơi ngay lập tức. Ngoài ra, bạn chỉ nên tham gia các hoạt động nhẹ nhàng như đạp xe, đi bộ,…
- Khói thuốc lá: Cần bỏ thuốc lá, tránh xa khói thuốc lá để tránh nguy cơ lên cơn hen cấp.
- Khói bụi như khói bếp, bụi sinh hoạt, bụi công nghiệp, bụi phấn,… Là một trong những yếu tố làm khởi phát các triệu chứng của cơn hen cấp. Cách phòng tránh như sau, người bệnh không nên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, nên đeo khẩu trang khi ra ngoài, luôn giữ gìn vệ sinh nhà cửa.
- Một số hóa chất như mỹ phẩm, nước hoa, chất tẩy rửa, thuốc nhuộm tóc, nước xịt phòng,… Cũng là một số hoạt chất gây nên cơn hen.
- Một số loại thực phẩm và đồ uống mà bạn dị ứng cũng có thể gây ra các triệu chứng hen suyễn.
- Ngoài ra, người bệnh cũng nên lưu ý không tiếp xúc với người bệnh, tránh lây nhiễm.
- Luôn giữ thần kinh, tránh căng thẳng để kiểm soát tốt bệnh hen suyễn.
Lời Kết,
Vậy là KISHO ASMA vừa giải đáp câu hỏi “Dấu hiệu trẻ lên cơn hen không thể bỏ qua” của bạn. Để được giải đáp kỹ lưỡng về hen phế quản cũng như phương pháp điều trị bệnh của KISHO ASMA, vui lòng liên hệ hotline 0983 96 95 96 hoặc truy cập Fanpage Kisho Asma để được phản hồi nhanh nhất từ chuyên gia nhé.