Trẻ mắc bệnh hen thường rất nhạy cảm với bất cứ sự viêm nhiễm hô hấp nào, từ đó khiến cha mẹ lo lắng, thậm chí stress vì tình trạng sức khỏe của con. Vậy làm sao khi trẻ bị hen suyễn, điều trị hen tại nhà cho bé dễ dàng?
Bệnh hen suyễn
Hen suyễn hay hen phế quản là căn bệnh mãn tính của hệ hô hấp. Lớp niêm mạc ống phế quản sẽ sưng lên khi xuất hiện cơn hen suyễn, dễ viêm nhiễm và bị kích ứng. Đường dẫn khí bị thu hẹp lại do viêm nhiễm và co thắt. Từ đó lưu lượng không khí ra vào phổi bị giảm. Các triệu chứng hen suyễn sẽ bao gồm:
- Ho nhiều đặc biệt là vào buổi sáng sớm hoặc ban đêm;
- Thở khò khè, có tiếng rít khi thở;
- Bị hụt hơi;
- Đau, tức ngực, nặng ngực;
- Khó ngủ vì khó thở.
Bệnh gây ra nhiều mệt mỏi cho người bệnh, đường thở bị co thắt, chứa đầy đờm nhầy, sưng phù. Ngoài ra, không phải ai bị hen suyễn cũng có các triệu chứng giống nhau khi lên cơn hen. Bạn có thể bị những triệu chứng khác nhau vào các thời điểm khác nhau.
Phương pháp chẩn đoán bệnh hen suyễn ở trẻ
Việc chẩn đoán hen suyễn ở trẻ dưới 2 tuổi thường khá khó khăn vì dấu hiệu giống với các bệnh lý khác về đường hô hấp. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ chẩn đoán dựa trên việc điều tra tiền sử bệnh lý của người thân. Nếu trong nhà có người từng mắc bệnh hen suyễn, chàm hoặc dị ứng thì khả năng cao là trẻ cũng mắc bệnh này.
Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ yêu cầu chụp X-quang. Hoặc làm xét nghiệm để kiểm tra chức năng phổi, đo nhịp thở, đo luồng khí lưu thông qua phổi,… Phương pháp này giúp chẩn đoán rõ hơn tình trạng bệnh của trẻ và có giải pháp giúp trẻ cải thiện đường thở cần thiết.
Chữa bệnh hen suyễn ở trẻ em: Biến chứng
Làm giảm chức năng phổi nghiêm trọng
Tình trạng tắc nghẽn đường thở kéo dài làm giảm đi khả năng đàn hồi của các phế nang. Khí cặn bên trong tăng dần trong khi khí thở ra bị hạn chế. Điều này lâu dần khiến cho chức năng phổi suy giảm gây rối loạn thông khí phổi, bít tắc đờm phế nang gây xẹp phổi.
Tràn khí màng phổi
Hen phế quản khiến các phế nang bị giãn rộng, làm tăng áp lực trong phế nang. Nếu trẻ vận động mạnh, làm việc nặng hay trong cơn ho mạnh có thể khiến các phế nang này vỡ ra gây tràn khí màng phổi và tràn khí trung thất.
Suy hô hấp
Trẻ bị hen suyễn nặng sẽ bị khó thở liên tục, suy hô hấp, người tím tái, đôi lúc ngừng thở. Bệnh nhấp cấp cứu tình trạng này phải sử dụng đến máy thở để hỗ trợ hô hấp. Suy hô hấp kéo dài còn làm tăng nguy cơ tổn thương não do thiếu oxy lên não.
Hen phế quản cấp nặng
Đây là biến chứng nguy hiểm, thuộc vào tình trạng nguy cấp, cần đưa đi cấp cứu kịp thời bởi có thể gây tử vong nhanh chóng.
Chữa bệnh hen suyễn ở trẻ em
Bệnh hen suyễn ở trẻ em thường được chia làm 3 giai đoạn: đợt cấp cấp tính, mãn tính kéo dài và thuyên giảm. Trong đó, giai đoạn cấp tính là giai đoạn nguy kịch nhất. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.
Để đối phó với cơn hen suyễn cấp tính, cần phải sử dụng thuốc giãn phế quản và hormone dạng hít và các loại thuốc điều trị khác một cách kịp thời.
Thuốc điều trị hen suyễn được hiểu là có thể chia thành dạng bột khô, dạng khí dung, dạng khí dung và các dạng khác. Trong điều trị hàng ngày, bệnh nhân thường sử dụng bột khô và khí dung. Nhưng đối với những bệnh nhân nhỏ tuổi thường gặp phải tình trạng không hợp tác với việc sử dụng khí dung. Đặc biệt là ở giai đoạn cấp tính, bệnh nhân thường bị khó thở. Việc sử dụng máy phun sương sẽ thích hợp hơn.
Lời kết
Vậy là KISHO ASMA vừa giải đáp câu hỏi “Điều trị hen tại nhà cho bé dễ dàng” của bạn. Để được giải đáp kĩ lưỡng về hen phế quản cũng như phương pháp điều trị bệnh của KISHO ASMA, vui lòng liên hệ hotline 0983 96 95 96 hoặc truy cập Fanpage Kisho Asma để được phản hồi nhanh nhất từ chuyên gia nhé.