Hen suyễn là một bệnh về đường hô hấp. Biểu hiện là các đợt khó thở xảy ra đột ngột khi bị kích ứng. Các yếu tố khởi phát cơn hen suyễn ở mỗi người là khác nhau, có thể từ lông thú nuôi, côn trùng, khói bụi,… Bệnh khó điều trị dứt điểm, nhưng có thể kiểm soát để hạn chế cơn hen đột ngột và tái phát nhiều lần. Vậy hen suyễn có phải bệnh mãn tính không? Kiểm soát cơn hen bằng cách nào? Mời bạn theo dõi tiếp bài viết bên dưới.
Bệnh hen suyễn là gì?
Để hiểu về bệnh hen suyễn, trước tiên bạn phải hiểu cách thức hoạt động của đường thở. Đường dẫn khí hình ống giúp di chuyển không khí vào và ra khỏi phổi.
Người bị hen suyễn là do đường hô hấp bị viêm nhiễm. Viêm hô hấp làm cho đường thở sưng lên, rất nhạy cảm và có xu hướng phản ứng mạnh với tác nhân kích ứng. Khi bị kích thích, các cơ hô hấp thu hẹp đường thở và ngăn không khí vào phổi. Các tế bào đường thở có thể tạo ra nhiều chất nhờn hơn bình thường. Chất nhầy là một chất đặc, làm đường thở hẹp hơn.
Bệnh hen suyễn được chia làm 5 loại là hen suyễn do hoạt động thể lực, hen suyễn về đêm, hen suyễn thể ho, hen suyễn nghề nghiệp và hen suyễn dị ứng.
Triệu chứng hen suyễn thường gặp
Mỗi người đều có những biểu hiện bệnh hen suyễn khác nhau. Các triệu chứng hen suyễn dễ bị nhầm lẫn với các bệnh như giãn phế quản, lao phổi, COPD,… Bệnh nhân có thể lên cơn hen đột ngột và khi hết cơn hen thì người bệnh có thể trở lại bình thường.
Các dấu hiệu của bệnh hen điển hình là: Khó thở, thở chậm, thở khò khè, thường xảy ra về đêm hoặc khi thời tiết thay đổi. Một số triệu chứng báo hiệu như hắt hơi, sổ mũi, tức ngực, ho khan.
Các triệu chứng không điển hình bao gồm: Ho dai dẳng và nặng hơn vào ban đêm, khó thở, tức ngực hoặc nặng hơn, thở khò khè là dấu hiệu phổ biến hen ở trẻ em.
Các dấu hiệu cho thấy bệnh hen suyễn của bạn đang trở nên tồi tệ hơn bao gồm:
- Các triệu chứng hen suyễn nặng hơn và thường xuyên hơn
- Khó thở ngày càng tăng.
- Cần sử dụng thuốc cắt cơn hen thường xuyên hơn.
Một số người gặp các triệu chứng hen suyễn trong một số tình huống nhất định như:
- Bệnh hen suyễn do vận động quá sức và có thể nặng hơn khi không khí lạnh và khô.
- Bệnh hen nghề nghiệp do các chất kích thích tại nơi làm việc như khí, bụi hoặc hóa chất gây ra.
- Bệnh hen suyễn do dị ứng với các chất như phấn hoa, nấm mốc hoặc lông vật nuôi.
Những đối tượng dễ mắc hen suyễn
Nguyên nhân chính xác của bệnh hen suyễn hiện vẫn chưa được xác định. Các nhà nghiên cứu tin rằng sự tương tác giữa một số yếu tố di truyền và môi trường gây ra bệnh hen suyễn. Các yếu tố này bao gồm:
- Do di truyền, ba mẹ mắc bệnh hen suyễn.
- Bị một số bệnh nhiễm trùng đường hô hấp ở trẻ em.
- Hít phải một số chất gây dị ứng trong không khí hoặc tiếp xúc với nhiễm ký sinh trùng khi hệ thống miễn dịch đang phát triển.
Hen suyễn có thể xuất hiện ở cả trẻ em và người lớn. Những người có nguy cơ đặc biệt bao gồm:
- Những người có cơ địa dị ứng.
- Trẻ bị viêm đường hô hấp tái phát nhiều lần.
- Trẻ em có ba mẹ bị hen suyễn.
- Người bị ảnh hưởng bởi môi trường ô nhiễm như hóa chất, khói bụi, thuốc lá.
- Người thừa cân, béo phì.
- Người có tiền sử bệnh dị ứng ngoài da, bệnh đường hô hấp,…
Điều trị hen suyễn như thế nào?
Hen suyễn là một bệnh mãn tính không có thuốc chữa. Mục tiêu của điều trị hen suyễn là giữ cho tình trạng bệnh được kiểm soát. Kiểm soát tốt bệnh hen suyễn sẽ:
- Ngăn ngừa các triệu chứng như ho và khó thở.
- Làm giảm nhu cầu dùng thuốc cắt cơn.
- Giúp bạn duy trì chức năng phổi tốt.
- Ngăn chặn cơn hen cấp tính.
Để điều trị thành công bệnh hen suyễn, bạn phải:
- Tuân thủ điều trị hen suyễn theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Tránh những thứ có thể làm cho bệnh hen suyễn của bạn tồi tệ hơn.
- Uống thuốc hen suyễn của bạn đúng cách.
- Kiểm soát tình trạng hen, ghi lại các triệu chứng của bạn.
- Sử dụng máy đo lưu lượng đỉnh.
- Kiểm tra bệnh định kỳ.
Bệnh hen suyễn không được kiểm soát tốt có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn, dẫn đến:
- Mệt mỏi, làm việc không hiệu quả.
- Các vấn đề sức khỏe tâm thần bao gồm căng thẳng, lo âu.
- Nếu bạn nghĩ rằng bệnh hen suyễn đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của bạn. Hãy đi khám ngay lập tức để kiểm soát tình trạng tốt hơn.
Trong một số trường hợp hiếm hoi, hen suyễn có thể gây ra một số biến chứng hô hấp nghiêm trọng, bao gồm:
- Viêm phổi, xẹp một phần hoặc toàn bộ phổi.
- Suy hô hấp, mức oxy trong máu thấp hoặc mức carbon dioxide tăng cao gây nguy hiểm.
- Hen suyễn ác tính.
Tất cả những biến chứng này đều đe dọa đến tính mạng, do đó bạn cần chú ý theo dõi diễn biến sức khoẻ.
Kết,
Bài viết trên đây chắc đã giúp bạn trả lời được câu hỏi hen suyễn có phải bệnh mãn tính không? Hen suyễn là một bệnh mãn tính chưa có thuốc điều trị đặc hiệu do đó cần kiểm soát tốt các triệu chứng. Bên cạnh sử dụng thuốc kiểm soát cơn hen. Bạn cũng nên chú ý chế độ sinh hoạt nghỉ ngơi hợp lý. Không nên gắng sức vận động và làm việc. Hy vọng bài viết giúp các bạn bớt lo lắng hơn trong quá trình điều trị hen suyễn. Nếu bạn quan tâm đến liệu trình điều trị dứt điểm bệnh hen suyễn, hãy liên hệ với Kisho Asma qua hotline 0983 96 95 96 hoặc truy cập Fanpage Kisho Asma để được hỗ trợ miễn phí.