Viêm phế quản cấp có thể xảy ra ở mọi đối tượng, nhưng thông thường trẻ em dễ mắc bệnh hơn so với người lớn. Viêm phế quản cấp ở trẻ em nhanh khỏi nhưng nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời sẽ gây ra biến chứng nguy hiểm. Nguyên nhân trẻ bị viêm phế quản và cách chăm sóc đúng sẽ được tư vấn ngay trong bài viết dưới đây.
Nguyên nhân trẻ bị viêm phế quản
Viêm phế quản cấp ở trẻ em thường do virus truyền nhiễm gây ra. Cùng một loại virus gây cảm lạnh có thể gây ra viêm phế quản cấp tính. Đầu tiên, virus ảnh hưởng đến mũi, xoang và cổ họng của trẻ. Sau đó, nhiễm trùng di chuyển đến niêm mạc của các ống phế quản. Khi cơ thể trẻ chống lại virus, sẽ xảy ra sưng tấy và tạo ra chất nhầy. Trẻ có thể nhiễm virus khi hít thở hoặc tiếp xúc với da. Hoặc có nguy cơ nhiễm virus cao hơn nếu tiếp xúc gần với người bị cảm lạnh hoặc viêm phế quản cấp tính.
Một số thống kê cho thấy, tình trạng viêm phế quản phổi vô cùng phổ biến ở trẻ em, chiếm khoảng 85% tổng số các bệnh về hô hấp ở trẻ dưới 2 tuổi và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu của trẻ dưới 5 tuổi.
Không chỉ vậy, bệnh viêm phế quản phổi cũng thường gặp ở người lớn, đe dọa sức khỏe nghiêm trọng đối với người cao tuổi, có hệ miễn dịch yếu, sức đề kháng suy giảm. Trong nhóm bệnh truyền nhiễm thì viêm phế quản phổi là một trong những bệnh gây tử vong hàng đầu trên cộng đồng. Vậy nguyên nhân dẫn đến căn bệnh nguy hiểm này là gì? (2)
Viêm phế quản được hình thành chủ yếu do sự xâm nhập của các loại virus, vi khuẩn, chẳng hạn như Proteus, Klebsiella pneumoniae, Escherichia coli, Pseudomonas, Haemophilus, Staphylococcus aureus…
Triệu chứng viêm phế quản phổi
Tùy theo mức độ nặng hay nhẹ mà người bị viêm phế quản phổi sẽ có những triệu chứng khác nhau. Theo đó, bạn có thể gặp một hoặc nhiều triệu chứng sau:
- Ho nhiều, ho dai dẳng, có thể ho ra máu hoặc có dịch nhầy
- Cảm thấy buồn nôn và có hiện tượng ói mửa
- Sốt
- Khó thở, thở gấp
- Đau tức ngực, đặc biệt là khi ho hoặc thở sâu
- Đổ mồ hôi
- Cảm thấy ớn lạnh, rùng mình
- Đau cơ
- Mệt mỏi, uể oải, không có năng lực cho những hoạt động thường ngày
- Mất vị giác, không cảm thấy ngon miệng khi ăn
- Đau đầu, chóng mặt
- Lú lẫn hoặc mất phương hướng, đặc biệt là ở người lớn tuổi
Điều trị bệnh viêm phế quản phổi
Chăm sóc tại nhà
Đối với các trường hợp viêm phế quản phổi nhẹ, bạn có thể tự chăm sóc, điều trị bệnh tại nhà bằng cách kết hợp nghỉ ngơi và dùng thuốc kê đơn. Bác sĩ có thể cho bạn một số loại thuốc tùy theo loại nhiễm trùng và mức độ bệnh. Sau khi uống thuốc, người bệnh ở nhà tự theo dõi và có thể phục hồi sau 1-3 tuần.
Các loại thuốc thường được dùng gồm có:
Viêm phế quản phổi do tụ cầu: Cloxacillin, Bristopen, Vancomycin, Cefobid…
Viêm phế quản phổi do vi trùng: Chloramphenicol
Viêm phế quản phổi do vi khuẩn: Các loại kháng sinh như Ampicillin, Amikacin… chống lại vi khuẩn mẫn cảm gây viêm và nhiễm trùng tại phế quản, phế nang phổi. Đối với trường hợp đã kháng sinh, bác sĩ có thể chỉ định thuốc Augmentin hoặc Tarcefoksym dạng tiêm.
Khi nào cần đến bệnh viện?
Hầu hết các trường hợp viêm phế quản phổi sẽ được chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên trước tiên bạn cần đến bệnh viện để kiểm tra xem tình trạng bệnh của mình có phải là viêm phế quản phổi hay không, mức độ bệnh thế nào cũng như được tư vấn phương pháp điều trị thích hợp.
Trong một số trường hợp sau đây, người bệnh sẽ được yêu cầu nhập viện theo dõi điều trị:
Trên 65 tuổi
Ho ra máu nhiều
Khó thở, thở nhanh, thở gắng sức
Không thể tự thở mà phải thở máy
Đau tức ngực
Tụt huyết áp, huyết áp thấp
Có dấu hiệu lú lẫn, người lơ mơ
Bạn cần hỗ trợ thở
Đang điều trị bệnh phổi mãn tính
Lời kết
Bài viết trên chúng tôi đã cùng bạn tìm hiểu “Nguyên nhân trẻ bị viêm phế quản và cách chăm sóc đúng”. Nếu bạn quan tâm đến liệu trình điều trị dứt điểm bệnh hen suyễn ở trẻ, hãy liên hệ với Kisho Asma qua hotline 0983 96 95 96 hoặc truy cập Fanpage Kisho Asma để được hỗ trợ miễn phí.