Bệnh viêm phế quản cấp là gì? Nguyên nhân và triệu chứng gây bệnh ra sao? Tất cả sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết sau đây của KISHO ASMA. Nếu bạn quan tâm hãy dành thời gian ra nghiên cứu nhé!
Bệnh viêm phế quản cấp là gì?
Niêm mạc phế quản là bộ phận đảm nhận vai trò giữ lại các hạt bụi, chất độc hại và vận chuyển chúng ra ngoài, giữ sạch đường thở. Bệnh viêm phế quản cấp xảy ra khi niêm mạc phế quản từ thanh quản đến nhu mô phổi bị viêm nhiễm có thể dẫn tới viêm mũi, họng, thanh quản,…
Viêm phế quản cấp là bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp thường gặp nhất trong cuộc sống hàng ngày. Hầu như bất kỳ ai cũng đề bị một vài lần trong đời. Bệnh có thể tự khỏi sau 1-2 tuần và không để lại di chứng gì.
Người bệnh cũng cần lưu ý, có nhiều trường hợp viêm phế quản cấp có triệu chứng không điển hình, đôi khi gây chẩn đoán nhầm với những bệnh nhiễm trùng khác của phổi như viêm phổi, ổ mủ trong phổi, hoặc bệnh tích mủ trong khoang màng phổi.
Tuy nhiên, với một số người bệnh viêm phế quản cấp dễ bị bội nhiễm khiến bệnh kéo dài, có thể dẫn đến tình trạng viêm phế quản mãn tính. Bên cạnh đó, bệnh còn gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, suy hô hấp…vì vậy người bệnh không nên chủ quan.
Triệu chứng của bệnh viêm phế quản
Các bác sĩ sẽ dựa vào các triệu chứng khi thăm khám, nếu cần thiết có thể chỉ định làm một số xét nghiệm khác nhau.
Biểu hiện của bệnh thường rất dễ nhận biết. Tuy nhiên, có khá nhiều người chủ quan không điều trị sớm, dẫn đến những biến chứng khó lường. Ở giai đoạn đầu, người mắc viêm phế quản cấp có thể xuất hiện các triệu chứng sau:
- Ho: Là một triệu chứng không đặc hiệu. Nó thể hiện có tình trạng viêm ở đâu đó trên đường hô hấp, từ mũi họng xuống đến phổi.
- Sốt: Sốt cao hoặc nhẹ hoặc là không sốt, sốt cơn hoặc liên tục.
- Viêm long hô hấp trên như: sổ mũi, nghẹt mũi.
- Tiết đờm: Đờm là dịch tiết của đường hô hấp, là sản phẩm của phản ứng viêm. Đờm có thể có màu xanh, vàng hay trắng, màu đờm không giúp phân biệt viêm nhiễm này là do vi khuẩn hay virus.
- Khò khè: Là do lòng phế quản bị thu hẹp do phù nề thành phế quản, co thắt cơ trơn phế quản, đờm trong lòng phế quản…Tiếng khò khè được phát ra do không khí qua lại khe hẹp phát tiếng. Cần phân biệt với tiếng khụt khịt mũi do đang bị viêm mũi phát ra. Nếu nghẹt mũi thì thường xảy ra vào ban đêm, lúc nằm, tiếng khò khè phát ra gần ngay mũi miệng, vệ sinh sạch mũi đi thì bớt.
- Đau họng: cổ họng ngứa rát, đau khi nuốt, sưng to hoặc nhỏ tùy vào tiến triển của bệnh.
- Mệt mỏi: Cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, uể oải, xanh xao, kém ăn …khiến hệ miễn dịch ngày càng suy giảm
Nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản cấp
Viêm phế quản cấp chủ yếu bắt nguồn từ các yếu tố:
- Virus. Virus cúm gia cầm, virus đại thực bào đường hô hấp và một số chủng herpes virus…
- Vi khuẩn. Là nguyên nhân ít gặp hơn so với virus. Thường gặp nhất là nhóm các vi khuẩn không điển hình như Mycoplasma và Chlamydia, các vi khuẩn gây mủ hiếm gặp hơn.
- Sức đề kháng kém. Điều này có thể là hậu quả của bệnh cấp tính như cảm lạnh hoặc từ một tình trạng bệnh mãn tính khiến hệ thống miễn dịch của cơ thể bị tổn hại. Người lớn tuổi, trẻ em dưới 12 tháng tuổi và trẻ nhỏ rất dễ bị nhiễm trùng đường phế quản do có sức đề kháng yếu.
- Bệnh lý Trào ngược dạ dày. Các đợt ợ nóng nghiêm trọng có thể gây kích thích cổ họng của bạn. Khiến bạn dễ mắc bệnh viêm phế quản. Bệnh về phổi dẫn tới tổn thương, nhiễm trùng phổi…
- Khói thuốc lá. Chất nicotin có trong khói thuốc là nguyên nhân khiến niêm mạc đường hô hấp bị viêm và tổn thương nghiêm trọng. Nếu bạn hút thuốc hoặc sống với người hút thuốc thì có nguy cơ cao hơn mắc phải bệnh viêm phế quản cấp tính và mãn tính.
- Tiếp xúc với hóa chất.
- Sự thay đổi đột ngột của thời tiết
Lời kết
Trên đây là những thông tin hữu ích mà KISHO ASMA muôn chia sẻ đến bạn về bệnh viêm phế quản cấp. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào khác, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0983 96 95 96 hoặc Fanpage Kisho Asma để được hỗ trợ.