Viêm họng và viêm phế quản là những bệnh lý liên quan đến hệ hô hấp. Hai bệnh lý này có những biểu hiện khá giống nhau nên dễ gây nhầm lẫn. Do đó bệnh nhân cần nắm được sự khác nhau của hai bệnh để có hướng khắc phục hợp lý. Trong bài viết này, KISHO ASMA sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn.
Thế nào là viêm họng và viêm phế quản?
Viêm phế quản là gì?
Viêm phế quản là tình trạng niêm mạc ống phế quản bị viêm và nhiễm trùng. Có hai loại viêm phế quản thường gặp là:
- Viêm phế quản cấp tính: Là tình trạng phế quản bị nhiễm trùng do virus, vi khuẩn gây ra. Bệnh lý sẽ khỏi trong vòng vài tuần.
- Viêm phế quản mạn tính: Là tình trạng viêm phế quản cấp tính do không được điều trị dứt điểm nên trở thành mãn tính. Bệnh lý này thường xảy ra do hút thuốc lá nhiều, tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm,…
Các triệu chứng của viêm phế quản bao gồm:
- Sốt trên 37 độ
- Ho, khạc ra chất nhầy
- Hơi nặng ngực, khó thở.
Viêm họng là gì?
Bệnh viêm họng là tình trạng cổ họng bị khô, ngứa, đau rát,…. Bệnh nhân có thể bị đau khi nuốt nước bọt và khi nói. Dựa vào các biểu hiện của bệnh viêm họng mà các nhà khoa học chia thành các loại sau:
- Viêm họng cấp tính. Tình trạng bệnh này do virus gây ra và chỉ kéo dài từ 1-2 tuần. Nếu viêm họng cấp tính không được điều trị dứt điểm có thể dẫn đến viêm họng mạn tính.
- Viêm họng mạn tính. Tình trạng viêm kéo nhiễm kéo dài và tái phát liên tục. Viêm họng mạn tính gồm 4 dạng là: Viêm họng xung huyết, viêm họng xuất huyết, viêm họng mạn tính quá phát và viêm họng teo.
- Viêm họng hạt: Là tình trạng viêm họng mạn tính khiến cho các lympho tăng sinh bị mất chức năng miễn dịch dẫn đến tình trạng bị viêm nhiễm, sưng tấy.
Bệnh viêm họng xảy ra ở cả trẻ em và người lớn. Tuy nhiên trẻ em thường dễ bị mắc hơn do cổ họng nhạy cảm và chưa phát triển đầy đủ.
So sánh viêm họng và viêm phế quản
Viêm họng và viêm phế quản đều là bệnh lý do virus và môi trường ô nhiễm gây ra. Tuy nhiên hai bệnh lý này lại hoàn toàn khác nhau. Viêm họng có thể điều trị dứt điểm còn viêm phế quản có thể sẽ để lại di chứng
Đối với viêm họng, bệnh nhân thường cảm thấy đau rát khi nuốt và có đờm. Người bệnh sẽ khỏi sau 1 tuần và ít để lại di chứng. Nguyên nhân gây viêm họng chủ yếu là do virus, vi khuẩn hoặc do môi trường ô nhiễm.
Viêm phế quản sẽ để lại biến chứng kéo tài từ 2-3 tuần. Nếu không được điều trị, bệnh nhân sẽ không thể tự khỏi được. Bệnh viêm phế quản cấp tính nếu để lâu không được điều trị sẽ chuyển thành viêm phế quản mãn tính. Đồng thời gây ra các biến chứng nguy hiểm như hen phế quản, suy hô hấp. Nguyên nhân chủ yếu gây ra hen phế quản là do virus. Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như: hút thuốc lá, ô nhiễm môi trường,….
Nhìn chung, viêm phế quản nguy hiểm hơn viêm họng rất nhiều. Do đó, bệnh nhân không được chủ quan khi xuất hiện các triệu chứng như: ho có đờm, sốt cao, sổ mũi,…
Dù bị viêm họng hay viêm phế quản thì bệnh nhân đều cần đến cơ sở y tế để khám và điều trị. Tránh để lâu khiến bệnh tình trở nặng và gây ra nhiều biến chứng nguy hại khác.
Lời kết
Trên đây là những thông tin so sánh về sự khác nhau giữa viêm họng và viêm phế quản. Bệnh nhân khi xuất hiện các biểu hiện trên không nên tự ý điều trị bằng thuốc mà phải liên hệ với bác sĩ để được khám và cấp thuốc đúng bệnh. Nếu các bạn còn bất cứ thắc mắc câu hỏi gì liên quan đến viêm họng và viêm phế quản, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0983 96 95 96 hoặc Fanpage Kisho Asma để được hỗ trợ.