Bệnh hen suyễn là một loại bệnh lý khá nhiều mắc phải trong cuộc sống hiện nay. Bệnh gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sinh hoạt hằng ngày và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nếu không được chẩn đoán đúng và có biện pháp điều trị phù hợp còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Cùng Kisho Asma tìm hiểu bệnh hen suyễn có lây được không?
Bệnh hen suyễn: Nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh
Hen suyễn là bệnh gì?
Hen suyễn là tên gọi dân gian của bệnh hen phế quản, là bệnh lý đường hô hấp với đặc trưng là tình trạng viêm đường dẫn khí mạn tính. Khi tiếp xúc với những yếu tố gây kích thích, phế quản của người bệnh vốn nhạy cảm sẽ gây ra các phản ứng như: ho, khó thở, thở khò khè, tức ngực…
Tùy vào mức độ của cơn kích thích vào tiểu phế quản và tùy cơ địa của từng người mà cơn hen suyễn biểu hiện ở các mức độ nặng nhẹ khác nhau.
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh hen suyễn, điển hình là các nguyên nhân sau
Các tác nhân gây dị ứng là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên những cơn hen suyễn
- Dị nguyên đường hô hấp: Bụi bẩn, phấn hoa, nấm mốc, lông động vật, khói thuốc lá, bụi mạt trong chăn nệm… Hoặc những hóa chất, khói bụi trong công nghiệp: bụi kim loại, khói xăng dầu, hơi sơn…
- Dị nguyên từ thực phẩm, thức uống: Các loại hải sản, trứng, thịt gà, đậu phộng, bia, rượu, nước có gas…
- Thuốc: Một số thành phần thuốc aspirin, penicillin cũng là nguyên nhân gây nên các cơn hen suyễn.
- Tác nhân nhiễm khuẩn đường hô hấp: Viêm mũi, viêm xoang, viêm amidan, cảm cúm… là một trong những nguyên nhân gây ra cơn hen ở cơ địa dị ứng của người bệnh.
Các tác nhân không dị ứng cũng là nguyên nhân gây nên các cơn hen suyễn
- Yếu tố di truyền từ gia đình
- Rối loạn tâm lý, tinh thần, tâm trạng bị ảnh hưởng tiêu cực hoặc thay đổi cảm xúc đột ngột
- Rối loạn tình dục
Các dấu hiệu thường gặp nhất của bệnh hen suyễn
Các cơn hen suyễn thường xuất hiện đột ngột và rầm rộ vào ban đêm đến khi gần sáng. Sau khi tiếp xúc với các tác nhân kích thích gây khởi phát cơn hen, bệnh nhân sẽ có tình trạng khó thở. Có thể nghe thấy tiếng thở khò khè hoặc tiếng rít khi thở ra. Ngoài ra, bệnh nhân còn có tình trạng ho khan hay ho có đờm kèm theo. Đôi khi còn thấy cả hình ảnh lồng ngực bị biến dạng do ho, tức ngực, khó thở.
Bệnh hen suyễn có lây được không? Các biện pháp kiểm soát bệnh
Góc giải đáp: Bệnh hen suyễn có lây được không?
Hen suyễn là một trong những bệnh lý thuộc đường hô hấp mạn tính phổ biến trong đời sống hiện nay. Bệnh có những tác động đáng kể đến sinh hoạt hằng ngày và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do đó, đa số người bệnh đều lo lắng và muốn tìm hiểu bệnh hen suyễn có lây được không?
Trên thực tế, hen suyễn là một bệnh thuộc nhóm bệnh lý viêm đường hô hấp mạn tính. Bệnh không do virus hay vi khuẩn gây nên. Do đó, bệnh hen suyễn không có tính chất lây nhiễm hay lây lan, không lây qua đường tiếp xúc như nắm tay, tiếp xúc chung đồ vật hay hô hấp.
Các biện pháp kiểm soát bệnh hen suyễn
Bệnh hen suyễn hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm. Tuy nhiên bệnh hen suyễn vẫn có thể được kiểm soát nếu người bệnh tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa và kết hợp với chế độ sinh hoạt khoa học.
Biện pháp kiểm soát nội khoa
- Sử dụng thuốc kiểm soát cơn hen suyễn dài hạn
- Sử dụng thuốc cắt cơn hen suyễn tác dụng nhanh
- Điều trị dị ứng ở bệnh nhân hen suyễn thể dị ứng
Lối sống và sinh hoạt kiểm soát bệnh
- Rèn luyện thể dục thể thao đều đặn, vừa phải, phù hợp với tình trạng sức khỏe
- Ăn uống hợp lý khoa học, bổ sung nhiều rau xanh và trái cây
- Chủ động tránh tiếp xúc với các yếu tố kích thích gây gởi phát cơn hen.
Lời kết
Bài viết trên chúng tôi đã cùng bạn tìm hiểu Hen suyễn có lây được không. Nếu bạn quan tâm đến liệu trình điều trị dứt điểm bệnh hen suyễn, hãy liên hệ với Kisho Asma qua hotline 0983 96 95 96 hoặc truy cập Fanpage Kisho Asma để được hỗ trợ miễn phí.