Thời tiết chuyển mùa, khiến người bị mắc các bệnh về đường hô hấp càng gia tăng. Phổ biến là cảm lạnh, viêm phế quản, viêm phổi, hen phế quản, viêm tiểu phế quản,… Viêm phế quản xảy ra khi bị kích ứng. Hầu hết các nguyên nhân gây viêm phế quản là do virus, vi khuẩn. Viêm phế quản là tình trạng thường gặp nhất trong các bệnh viêm đường hô hấp. Vậy nhận biết viêm phế quản phổi ở người lớn như thế nào? Cách phòng ngừa ra sao? Mời bạn theo dõi tiếp bài viết dưới.
Viêm phế quản phổi ở người lớn
Viêm phế quản là chỉ tình trạng viêm nhiễm của niêm mạc đường thở từ thanh quản đến nhu mô phổi. Nếu chỉ viêm ở trên hai dây thanh, các bác sĩ chẩn đoán là nhiễm trùng đường hô hấp trên gồm: viêm mũi, viêm họng, viêm thanh quản,… Nguyên nhân gây viêm phế quản cấp thường là do virus và vi khuẩn. Đây là bệnh nhiễm trùng qua đường hô hấp thường gặp nhất.
Cần lưu ý nhiều trường hợp viêm phế quản không có những triệu chứng phổ biến. Dẫn đến nhầm lẫn với các bệnh nhiễm trùng phổi khác như viêm phổi, có mủ trong khoang màng phổi,… Ngoài ra nhiều người bị viêm phế quản do sử dụng kháng sinh không đúng cách, Điều này khiến việc sử dụng thuốc kháng sinh kém chữa trị lần sau không có tác dụng hiệu quả.
Dấu hiệu viêm phế quản phổi
Dấu hiệu của viêm phế quản thường dễ nhận biết, bệnh thường xuất hiện sau khi bị cúm. Người bệnh sốt, nhức đầu, đau nhức cơ thể, đau họng, hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi,… Sau đó người bệnh xuất hiện ho nhiều hơn, ho có đờm, nhưng nhiều trường hợp có ho, có đờm.
Trong trường hợp này, bệnh nhân nên khạc đờm ra giấy trắng và nhận biết màu sắc của đờm. Nếu đờm có màu trắng trong là bệnh thường do virus gây ra còn nếu đờm vàng, xanh, có mủ thì đây là viêm phế quản do vi khuẩn và cần dùng kháng sinh.
Một số rất ít trường hợp viêm phế quản có biểu hiện khó thở, sốt hoặc đau ngực. Để tránh nhầm lẫn viêm phế quản với các bệnh viêm đường hô hấp khác. Tất cả các trường hợp ho, khạc đờm kèm theo bệnh kéo dài trên 5 ngày, sốt, khó thở, tức ngực hoặc mệt mỏi cần phải đi khám ngay.
Triẹu chứng bệnh viêm phế quản phổi khác nhau tuỳ từng người
Nguyên nhân gây ra
Theo nghiên cứu, bệnh viêm phế quản phổi ở người lớn do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó có thể kể đến các yếu tố sau:
- Virus: chúng là nguyên nhân chính gây bệnh, có thể kể tên như virus herpes, virus cúm,..
- Vi khuẩn gây mủ, mycoplasma, Chlamydia,… Tuy nhiên, chúng có tỷ lệ gây bệnh thấp hơn so với các chủng virus khác.
- Người có sức đề kháng yếu hoặc suy nhược cơ thể dễ bị vi khuẩn, virus tấn công.
- Sự ảnh hưởng của các bệnh khác như trào ngược dạ dày, các bệnh về phổi là nguyên nhân khiến phổi và phế quản bị tổn thương, dễ dẫn đến nhiễm trùng.
- Thời tiết thay đổi đột ngột khiến cho niêm mạc đường hô hấp bị kích ứng dẫn đến viêm phế quản.
- Thường xuyên tiếp xúc với khói bụi, môi trường ô nhiễm, hóa chất,…
Nguyên nhân viêm phổi do môi trường ô nhiễm, vi khuẩn, virus là phổ biến
Điều trị và phòng ngừa viêm phế quản
Cách chẩn đoán bệnh
Do các triệu chứng và dấu hiệu khá dễ nhận biết nên bệnh nhân có thể được chẩn đoán và xác nhận thông qua khám lâm sàng. Nhưng trong vài trường hợp, nếu bạn không có các triệu chứng giống như viêm phổi, bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm khác để xác định nguyên nhân chính xác. Một số xét nghiệm cần thực hiện như nghe phổi, chụp X-quang phổi, xét nghiệm máu, phân tích mẫu đờm, thực hiện xét nghiệm chức năng phổi.
Điều trị bệnh
Tùy vào nguyên nhân gây viêm phế quản phổi mà cách có điều trị sao cho hiệu quả. Có đến 90% nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản phổi ở người lớn là do virus không cần dùng kháng sinh mà bác sĩ chỉ định dùng thuốc tùy theo mức độ bệnh. Thuốc chỉ được chỉ định trong trường hợp bội nhiễm vi khuẩn. Bên cạnh đó một số loại thuốc thường được dùng để hỗ trợ trị viêm phế quản:
- Paracetamol và ibuprofen giúp hạ sốt.
- Thuốc long đờm, loãng đờm nếu người bệnh có đờm đặc hoặc lượng đờm trong cổ họng quá nhiều.
- Thuốc kháng histamine, thuốc chống ho.
- Thuốc giãn phế quản.
- Bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
Phòng ngừa bệnh
Bệnh viêm phế quản ở người lớn phát xuất hiện vào những thời điểm chuyển mùa. Vì vậy, bên cạnh việc điều trị, mỗi người cần chủ động phòng tránh bằng các biện pháp như:
- Tiêm phòng vắc xin phòng ngừa các chủng virus và vi khuẩn liên quan đến đường hô hấp.
- Tránh các tác nhân gây bệnh từ môi trường như khói, bụi, hóa chất,…
- Giữ ấm cho cơ thể vào mùa đông hoặc khi trời lạnh bất thường.
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân.
- Thường xuyên giữ gìn môi trường sống sạch sẽ. Điều này giúp hạn chế sự phát triển của vi khuẩn, virus, nấm mốc gây ra các bệnh về đường hô hấp.
- Tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể thông qua chế độ dinh dưỡng đầy đủ, nghỉ ngơi và tập thể dục thường xuyên.
Phòng ngừa bệnh bằng cách giữ ấm cơ thể và uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ
Ở giai đoạn đầu phát bệnh, viêm phế quản phổi ở người lớn gây ít khó chịu cho người bệnh. Tuy nhiên nếu điều trị không kịp thời và dứt điểm sẽ xuất hiện những biến chứng nguy hiểm cho đường hô hấp. Vì vậy ngay khi xuất hiện những biểu hiện bất thường của bệnh, bạn cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để chẩn đoán và tìm cách điều trị.