Bệnh hen suyễn nghề nghiệp xảy ra khi bạn tiếp xúc với các tác nhân kích ứng tại nơi làm việc. Khi tiếp xúc với khói, bụi, hóa chất,… trong môi trường làm việc, cơn hen có thể xuất hiện. Đó có thể là hen cấp tính hoặc nặng hơn, gây khó khăn cho việc điều trị. Do đó, nếu bệnh hen nghề nghiệp không được điều trị sớm có thể dẫn đến tổn thương phổi vĩnh viễn.
Bệnh hen suyễn nghề nghiệp là gì?
Bệnh hen suyễn nghề nghiệp là bệnh hen do hít phải khói hóa chất, khí bụi hoặc các chất khác tại nơi làm việc. Bệnh hen suyễn nghề nghiệp là do tiếp xúc với chất gây mẫn cảm. Một phản ứng dị ứng hoặc miễn dịch với chất độc hại gây khó chịu.
Giống như các loại hen phế quản khác. Hen suyễn nghề nghiệp ho, khó thở, tức ngực, thở khò khè. Những người bị dị ứng hoặc tiền sử trong gia đình mắc bệnh có nhiều khả năng mắc bệnh hen suyễn nghề nghiệp.
Nguyên nhân gây bệnh
Hiện nay, hơn 250 chất đã được xác định là nguyên nhân gây ra bệnh hen suyễn nghề nghiệp. Những chất này có nguồn gốc thực vật (bụi gỗ, bụi hạt, nấm). Hoặc hóa chất trong quá trình sản xuất (aldehyde, axit trong sơn, keo,…).
Những người làm việc trong phòng thí nghiệm, công nhân tiếp xúc với bụi gỗ, mùn cưa. Công nhân làm việc trong nhà máy dược phẩm. Công nhân làm việc trong nhà máy sản xuất bột giặt. Công nhân làm xay xát gạo, ngô, khoai… Có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn người bình thường.
Nguyên nhân gây ra bệnh hen suyễn nghề nghiệp do tiếp xúc với khói bụi, hoá chất,…
Triệu chứng hen suyễn nghề nghiệp
Bệnh hen nghề nghiệp cũng có các triệu chứng tương tự như bệnh hen suyễn nói chung. Đặc điểm thường gặp là ho, có thể ho có đờm, khó thở, thở khò khè,…
Tuy nhiên, bệnh hen nghề nghiệp có một số đặc điểm khác: Ở giai đoạn đầu của bệnh, triệu chứng đầu tiên là khó thở sau khi tiếp xúc với các tác nhân gây hen. Và các triệu chứng cảnh báo sớm là hắt hơi, sổ mũi, ngứa mắt, ngứa mũi, đỏ mắt. Đôi khi ho khan trong vài giờ, một số người tức ngực, khó chịu ở cổ họng. Cảm thấy mệt mỏi, khó thở cần ngồi xuống để thở.
Ở một số người, các triệu chứng có thể xuất hiện sau 12 giờ sau khi tiếp xúc với chất gây dị ứng. Tiến triển của bệnh hen nghề nghiệp không thể đoán trước được. Người ta ước tính rằng khoảng một phần ba số người bị hen suyễn nghề nghiệp hồi phục hoàn toàn khi họ rời khỏi môi trường làm việc. Tuy nhiên, nhiều người có các triệu chứng hen suyễn dai dẳng. Bệnh nếu không được kiểm soát tốt sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như bệnh lao, giãn phế quản,…
Triệu chứng hen suyễn nghề nghiệp có thể ho có đờm, khó thở, thở khò khè,…
Phương pháp điều trị
Điều quan trọng là tránh các chất gây ra các triệu chứng hen suyễn nghề nghiệp. Tuy nhiên, khi đã trở nên nhạy cảm thì chỉ với một lượng nhỏ cũng có thể gây khởi phát cơn hen ngay lập tức. Ngay cả khi bạn đang đeo khẩu trang hoặc mặt nạ phòng độc. Mục tiêu của điều trị là ngăn ngừa các triệu chứng và ngăn chặn sự tiến triển của cơn hen.
Tuỳ vào mức độ triệu chứng và sức khỏe người bệnh. Bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các loại thuốc kiểm soát bệnh hen phù hợp. Chẳng hạn như thuốc kiểm soát lâu dài gồm corticosteroid dạng hít, thuốc chủ vận beta tác dụng dài, thuốc hít kết hợp,… Và thuốc cắt cơn hen nhanh chóng như Corticosteroid đường uống và tiêm tĩnh mạch, thuốc giãn phế quản,..
Bạn càng tiếp xúc với tác nhân gây hen nghề nghiệp càng lâu. Các triệu chứng càng có xu hướng xấu đi và khó có thể chữa trị. Trong một số trường hợp, tiếp xúc với các tác nhân gây hen trong không khí có thể dẫn đến những thay đổi phổi dẫn đến tàn tật hoặc tử vong.
Phòng ngừa hen suyễn nghề nghiệp
Hen suyễn nghề nghiệp là một căn bệnh ảnh hưởng đến khả năng lao động. Việc phòng ngừa bệnh hen nghề nghiệp liên quan trực tiếp đến thời gian và mức độ tiếp xúc với mầm bệnh. Bản thân người lao động cần trang bị các biện pháp phòng ngừa để tránh mắc phải bệnh hen như:
- Tuân thủ an toàn lao động, giữ vệ sinh đường hô hấp.
- Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh hen nghề nghiệp để điều trị kịp thời.
- Sử dụng một số mẹo từ thảo dược cũng giúp bạn ngăn ngừa bệnh hen phế quản, giảm các triệu chứng như ho, tạo đờm,…
Phòng ngừa bằng cách mang đồ bảo hộ lao động khi làm việc
Kết,
Nếu phát hiện các dấu hiệu ban đầu của bệnh hen suyễn nghề nghiệp. Bạn nên hạn chế tiếp xúc với tác nhân gây bệnh, đến bệnh viện để khám và điều trị. Trong một số trường hợp bạn phải chuyển môi trường làm việc để không tiếp xúc với những chất đó nữa. Hy vọng bài viết trên đã giúp các bạn hiểu về hen suyễn nghề nghiệp là gì để phòng tránh tốt nhất. Để được giải đáp kĩ lưỡng về hen phế quản cũng như phương pháp điều trị bệnh của KISHO ASMA. Vui lòng liên hệ hotline 0983 96 95 96 hoặc truy cập Fanpage Kisho Asma để được phản hồi nhanh nhất từ chuyên gia nhé.