Bệnh hen suyễn đờm là bệnh lý thường gặp ở cả trẻ em và người lớn. Bệnh lý này gây ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống, công việc cũng như sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Vậy biểu hiện của bệnh là gì? Cách điều trị như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết sau đây.
Hen suyễn là bệnh gì?
Hen suyễn hay còn gọi là hen phế quản, là bệnh lý mãn tính của hệ hô hấp. Khi cơn hơn khởi phát, lớp niêm mạc sẽ bị sưng tấy, viêm nhiễm. Cùng với sự co thắt của cơ trơn khiến dịch nhầy tiết ra nhiều. Điều này khiến đường dẫn khí vào phổi bị thu hẹp, làm giảm lưu lượng không khí lưu thông vào phổi.
Tình trạng phù nề kéo dài sẽ khiến đường dẫn khí càng ngày càng thu hẹp. bệnh nhân sẽ gặp phải các tình trạng như thở khò khè, thở gấp, ho, đau tức ngực,….
Biểu hiện của bệnh hen suyễn đờm
Biểu hiện của bệnh hen suyễn đờm rất đa dạng, tùy thuộc vào từng cơ địa và thể trạng của mỗi cá nhân.Tuy nhiên, hen suyễn lại có những biểu hiện lâm sàng giống với các bệnh hô hấp như: lao, giãn phế quản,….
Một số biểu hiện thường gặp như:
- Ho nhất là khi về đêm và gần sáng. Ho là phản ứng của cơ thể để đẩy các dị vật như khói, bụi, phấn hoa,… ra ngoài. Ho có thể là biểu hiện của bệnh hen suyễn đờm. Bệnh nhân thường xuyên bị ho kéo dài, ho liên tục, ho có đờm,…
- Khó thở, thở khò khè, thở gấp. Bệnh nhân thở phát ra âm thanh là do không khí đi qua phổi bị cản trở bởi ống phế quản bị phù nề. Đặc biệt, tình trạng khò khè sẽ xảy ra nhiều hơn khi trời trở lạnh.
- Khó thở. Cơ trơn co thắt khiến dịch nhầy tiết ra nhiều, đường thở sẽ bị thu hẹp khiến bệnh nhân bị khó thở.
- Đau thắt ngực, đau nặng ngực, đau buốt. bệnh nhân sẽ cảm thấy như có vật đè nặng, siết chặt lên ngực.
- Hơi thở nhanh, gấp là dấu hiệu thường gặp của bệnh hen suyễn đờm. Triệu chứng sẽ xuất hiện thường xuyên khi bệnh nhân tập nặng, chạy bộ, leo cầu thang,…
- Môi tím tái, ra mồ hôi, mặt nhợt nhạt. Người bệnh sẽ có dấu hiệu mặt nhợt nhạt, ra mồ hôi, mệt mỏi do cơ thể không được cung cấp đủ lượng oxy.
Cách điều trị bệnh hen suyễn đờm
Làm theo lời khuyên của bác sĩ
Bệnh hen suyễn đờm có thể khởi phát nếu bệnh nhân sử dụng các loại thuốc có chứa aspirin, steroid, ibuprofen,…Do đó, bệnh nhân không được tự ý sử dụng thuốc mà cần phải làm theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
Khi phát hiện bị bệnh hen suyễn, bệnh nhân cần thăm khám đúng lịch và tuân thủ phác đồ điều trị của bsi. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc để tránh gây nguy hiểm đến tính mạng.
Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh
Để hạn chế cũng như phòng ngừa bệnh hen suyễn đờm tái phát, bệnh nhân cần chú ý những điều sau:
- Không tiếp xúc với lông thú cưng như chó, mèo, chim cảnh,….
- Ra đường phải đeo khẩu trang kín mũi. Để tránh tiếp xúc trực tiếp với không khí bị ô nhiễm, khói bụi bẩn,…
- Không nên ăn các loại thức ăn dễ gây dị ứng như: tôm, cua, hạt, đậu,…
- Tránh ăn thức ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ.
- Không sử dụng thuốc lá, rượu bia,….
- Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, rèm, chăn, màn, giường, chiếu,….
- Không sử dụng gối lông vũ.
- Không cắm hoa trong phòng kín như: phòng ngủ, phòng làm việc,…
- Tập thể dụng nhẹ nhàng, đều đặn như: đi bộ, yoga,…
Lời kết
Trên đây là tất cả những thông tin chi tiết về bệnh hen suyễn đờm mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến bệnh hen suyễn hay liệu trình điều trị bệnh hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0983 96 95 96 hoặc Fanpage Kisho Asma để nhận được tư vấn nhé!