Hen suyễn và cảm cúm có liên quan mật thiết đến nhau. Trong đó hen suyễn là một bệnh về phổi có nguyên nhân là do tình trạng viêm mãn tính của các khí quản.
Việc lên cơn hen có thể là do tác nhân như nhiễm trùng khí quản, dị ứng các loại hạt, chất kích thích hóa học và ô nhiễm không khí.
Trong khi lên cơn hen, những người bị bệnh hen suyễn thường có các triệu chứng như khò khè, khó thở, đau thắt ngực. Và ho vào ban đêm hoặc vào buổi sáng sớm.
Thông thường, hen suyễn có thể ngăn ngừa bằng cách hạn chế tiếp xúc với tác nhân gây bệnh. Và bằng cách sử dụng đúng loại thuốc hen suyễn.
Những người bị hen suyễn có nguy cơ mắc cúm nặng hơn và mắc các biến chứng từ bệnh cúm
Mặc dù những người bị hen suyễn không nhiều khả năng bị bệnh cúm. Nhưng bệnh cúm có thể nghiêm trọng hơn ở những người bị bệnh hen suyễn. Ngay cả khi bệnh suyễn của họ là thể nhẹ hoặc triệu chứng của họ đang được kiểm soát bằng thuốc. Điều này là bởi vì những người hen suyễn bị sưng và nhạy cảm khí quản, và bệnh cúm có thể gây thêm viêm khí quản và phổi.
Nhiễm cúm ở phổi có thể gây ra việc lên cơn hen và làm xấu đi của các triệu chứng hen suyễn. Nó cũng có thể dẫn đến viêm phổi và các bệnh đường hô hấp cấp tính khác.
Trong thực tế, người lớn và trẻ em mắc hen suyễn có nhiều khả năng phát triển thành bệnh viêm phổi. Sau khi bị cúm hơn những người không có bệnh suyễn. Hen suyễn là bệnh phổ biến nhất trong số trẻ em nhập viện với bệnh cúm và là một trong các vấn đề y tế phổ biến hơn trong số các ca nhập viện của người lớn.
Nếu bạn có bệnh hen suyễn, bạn cần phải tuân thủ những bước sau để chống lại bệnh cúm
Mọi người mắc bệnh hen suyễn cứ sáu tháng hoặc 1 năm nên tiêm lại một liều vắc xin cúm để bảo vệ mình khỏi bị cúm:
Tiêm phòng vắc xin là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong việc bảo vệ chống lại bệnh cúm.
Tiêm vắc-xin cúm thường xuyên để có một đề kháng an toàn lâu dài ở những người bị hen suyễn.
Bạn có thể liên hệ với các trung tâm y tế dự phòng, các phòng tiêm chủng, các cơ sở y tế để được tiêm vắc xin cúm.
Loại vắc xin cúm nên dùng cho người bị hen suyễn:
Vắc-xin dạng tiêm (được chế biến từ virus cúm đã chết hoặc bất hoạt) được chấp thuận cho sử dụng trong những người bệnh trên 6 tháng tuổi. Bất kể có hay không có bệnh suyễn hoặc các vấn đề sức khỏe khác. Loại vắc-xin cúm này được sủ dụng rộng rãi ở Việt Nam.
Vắc-xin cúm xịt mũi:
Vắc-xin cúm xịt mũi được chấp thuận cho sử dụng cho những người từ 2 đến 49 tuổi.
Tuy nhiên trẻ từ 2 đến 4 tuổi – có bệnh suyễn hoặc người đã có tiền sử thở khò khè. Hoặc nghi ngờ hen suyễn trong 12 tháng qua không nên dùng vắc xin này.
Sự an toàn của vắc-xin cúm xịt mũi ở những người bị bệnh phổi. Và một số điều kiện có nguy cơ cao khác vẫn chưa được chứng minh an toàn.
Nhiễm trùng phế cầu khuẩn là một biến chứng nghiêm trọng của nhiễm cúm và có thể gây tử vong. Vắc-xin phế cầu khuẩn có thể được sử dụng cùng một lúc như vắc-xin cúm.
Có những hành động dự phòng hàng ngày để ngăn chặn sự lây lan của cúm
Ở tại nhà khi bạn đang bị bệnh, nhất là các đợt cấp. Tránh xa những người khác, đặc biệt là trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, người cao tuổi, người đang bị bệnh.
Che mũi và miệng bằng khăn giấy khi ho hay hắt hơi và vứt giấy đi. Nếu bạn không có một tờ giấy nào, ho hoặc hắt hơi vào bàn tay hoặc cánh tay áo của bạn. Sau đó cần rửa sạch tay.
Rửa tay thường xuyên, đúng cách bằng xà phòng và nước, đặc biệt là sau khi ho hay hắt hơi;
Tránh chạm vào mắt, mũi hay miệng rồi cầm nắm, sờ mó, bắt tay người khác.
Làm sạch và khử trùng bề mặt tiếp xúc thường xuyên tại nhà, nơi làm việc hoặc trường học. Đặc biệt là khi ai đó là bị bệnh.
Lời kết
Vậy là KISHO ASMA vừa giải đáp câu hỏi Hen suyễn và cảm cúm” của bạn. Để được giải đáp kĩ lưỡng về hen phế quản cũng như phương pháp điều trị bệnh của KISHO ASMA, vui lòng liên hệ hotline 0983 96 95 96 hoặc truy cập Fanpage Kisho Asma để được phản hồi nhanh nhất từ chuyên gia nhé.