Mặc dù nhiều yếu tố đã được xác định liên quan đến tần suất mắc phải hen phế quản, tuy nhiên đến thời điểm hiện tại vẫn chưa thể xác định rõ ràng nguyên nhân chính gây ra hen phế quản ở trẻ em. Cùng Kisho Asma tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến hen suyễn ở trẻ em thường gặp là gì? Từ đó, phụ huynh có thể có những hướng kiểm soát và điều trị bệnh chuẩn xác nhất cho trẻ.
Nguyên nhân dẫn đến hen suyễn ở trẻ em thường gặp là gì
Diễn biến bệnh hen suyễn ở trẻ
Hen suyễn là bệnh về viêm mạn tính đường thở kết hợp với tăng tính phản ứng của đường dẫn khí. Khi cơn hen suyễn xuất hiện, lớp niêm mạc ở phế quản bị dày lên làm xuất hiện các hiện tượng viêm nhiễm, phù nề, co thắt. Từ đó khiến cho đường dẫn khí bị thu hẹp lại và không khí ra vào phổi bị giảm đi đáng kể.
Biểu hiện thường thấy nhất ở trẻ mắc hen suyễn
Những triệu chứng bệnh hen suyễn gây nên các đợt thở khò khè, khó thở, nặng tức ngực và ho dai dẳng ở trẻ. Bên cạnh đó, trẻ còn có các biểu hiện sau:
- Thở nhanh kèm theo co kéo phần lồng ngực và cơ vùng cổ
- Cánh mũi phập phồng do khó thở hoặc thở gấp
- Ho nhiều, liên tục về đêm đến gần sáng
- Khi trẻ hoạt động mạnh hoặc quấy khóc thường xuyên xuất hiện triệu chứng ho và khó thở nghiêm trọng
Nguyên nhân dẫn đến hen suyễn ở trẻ là do đâu?
Nguyên nhân gây bệnh hen suyễn ở trẻ chủ yếu xuất phát từ những tác nhân sau:
- Tác nhân di truyền từ gia đình là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây bệnh hen suyễn. Trẻ mắc bệnh hen suyễn có thể do di truyền từ gia đình có người nhiễm các bệnh về dị ứng như mẩn ngứa, dị ứng thời tiết …Đối với trẻ có bố, mẹ hoặc cả hai đều mắc bệnh hen suyễn thì tỉ lệ mắc bệnh ở trẻ càng cao.
- Yếu tố cơ địa cũng là một trong những điểm riêng biệt của bệnh lý hen suyễn. Trẻ mắc các bệnh như chàm sữa, viêm phế quản co thắt, cơ địa bị tăng tiết dịch nhầy nhiều…có khả năng mắc bệnh hen suyễn cao hơn.
- Yếu tố dị nguyên từ môi trường sống: bụi bẩn, nấm mốc, phấn hoa, lông thú, mạt rệp…
- Tiếp xúc với môi trường không khí bị ô nhiễm bởi khói thuốc lá, hóa chất, hơi gas, khói công nghiệp…
- Dị ứng với một số loại thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm: khoai tây, trứng, hải sản, đồ sấy khô, nước uống có gas…
- Mẫn cảm với một số thành phần thuốc: aspirin, theophyllin, kháng sinh…
- Bị tác động mạnh về mặt cảm xúc hoặc thay đổi môi trường sống khiến trẻ thường xuyên quấy khóc
- Nhiễm vi khuẩn, virus về hô hấp như viêm mũi, cảm cúm, cảm lạnh…
Cách điều trị và phòng ngừa hen suyễn ở trẻ em hiệu quả nhất
Điều trị hen suyễn ở trẻ tại nhà như thế nào?
Đối với cơn hen suyễn cấp xử trí tại nhà, bố mẹ cần sử dụng xịt Salbutamol 200 mcg /xịt 2 lần (theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa). Có thể lặp lại sau 20 phút nếu cần thiết.
- Trẻ có dấu hiệu khó thở nặng hơn, toát mồ hôi, da dẻ tím tái
- Trẻ phải ngồi để thở, vùng xương sườn và cơ cổ bị co kéo rõ rệt
- Các triệu chứng hen suyễn không thuyên giảm sau khoảng 6 lần xịt thuốc giãn phế quản trong 2 tiếng
- Bố mẹ hoặc người chăm sóc không thể xử trí cơn hen cấp tại nhà cho trẻ
Cách phòng ngừa nguyên nhân gây bệnh hen suyễn ở trẻ hiệu quả nhất
Tuy hen suyễn không thể chữa khỏi dứt điểm. Nhưng bệnh hoàn toàn có thể được kiểm soát nếu phụ huynh biết cách phòng ngừa.
Phòng ngừa hiệu quả sẽ giúp trẻ giảm hoặc không còn lên cơn hen thường xuyên. Trẻ có thể sinh hoạt, học tập và vui chơi bình thường.
- Tránh cho trẻ tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm, các tác nhân gây kích thích cơn hen
- Không tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào cho trẻ khi chưa có chỉ định của bác sĩ
- Tạo cho trẻ môi trường sống vui khỏe với chế độ ăn uống khoa học, rèn luyện thể thao phù hợp
- Đảm bảo cân nặng tiêu chuẩn của trẻ. Cần giảm cân đối với trẻ bị béo phì, bồi bổ ăn uống cho trẻ bị suy dinh dưỡng
Lời kết
Bài viết trên chúng tôi đã cùng bạn tìm hiểu “Nguyên nhân dẫn đến hen suyễn ở trẻ em thường gặp là gì?”. Nếu bạn quan tâm đến liệu trình điều trị dứt điểm bệnh hen suyễn ở trẻ, hãy liên hệ với Kisho Asma qua hotline 0983 96 95 96 hoặc truy cập Fanpage Kisho Asma để được hỗ trợ miễn phí.