Số người mắc bệnh viêm phế quản ngày càng gia tăng do ảnh hưởng của môi trường và chế độ sinh hoạt hàng ngày. Ngoài các triệu chứng như ho, có đờm, dấu hiệu bệnh viêm phế quản là gì? Viêm phế quản cấp có nguy hiểm không? Viêm phế quản có lây không? Mời bạn theo dõi tiếp bài viết dưới đây.
Tình trạng viêm phế quản là gì?
Phế quản là một đường dẫn khí nằm ở đường hô hấp dưới. Đây là một bộ phận nối tiếp khí quản sau đó tách thành các nhánh nhỏ nằm sâu trong phổi để tạo thành cây phế quản. Nhiệm vụ của phế quản là đưa khí đến phổi.
Viêm phế quản là một thuật ngữ y tế đề cập đến tình trạng viêm niêm mạc ống phế quản. Tổn thương này gây ra nhiều triệu chứng khác nhau, trong đó điển hình nhất là ho và có đờm.
Để thuận tiện cho việc điều trị, bệnh viêm phế quản được chia thành hai loại là cấp tính và mãn tính, cụ thể:
- Viêm phế quản cấp tính: Tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở niêm mạc phế quản mà chưa có tổn thương. Virus là nguyên nhân thường gây ra bệnh.
- Viêm phế quản mãn tính: Đây là giai đoạn diễn biến từ cấp tính khi ống phế quản liên tục bị kích thích. Từ đó có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm của bệnh như thuyên tắc phổi. Viêm phế quản mãn tính có thể kéo dài từ vài tháng đến vài năm.
Dấu hiệu bệnh viêm phế quản cấp tính
Các dấu hiệu của viêm phế quản cấp ở người lớn có thể là ho, có đờm, đờm không màu hoặc trắng đục, xám vàng hoặc xanh, khó thở. Đặc biệt là thở khò khè khi gắng sức, đau họng, sốt, ớn lạnh và tức ngực.
Những người hút thuốc thường có chất nhầy trong cổ họng khi thức dậy vào buổi sáng. Nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài hơn 3 tháng. Đây có thể là triệu chứng của bệnh viêm phế quản mãn tính. Bạn có thể mắc các triệu chứng khác không được nói đến trên đây.
Viêm phế quản có lây không?
Theo các chuyên gia, virus hợp bào gây viêm phế quản rất dễ lây lan. Nếu không được kiểm soát chặt chẽ, virus lây lan có thể trở thành dịch bệnh. Viêm phế quản có thể lây qua hai con đường:
- Tiếp xúc trực tiếp giữa người với người: Người khoẻ mạnh khi nói chuyện và tiếp xúc gần với người bệnh dễ bị lây bệnh qua đường hô hấp.
- Lây nhiễm qua vật dụng cá nhân: Dùng chung vật dụng cá nhân với người bị viêm phế quản khiến bạn có nguy cơ nhiễm bệnh rất cao. Những vật dụng cá nhân này có thể là khăn tắm, ly, chén, bàn chải,… Virus có thể tồn tại trên đồ vật hàng giờ. Do đó, việc chạm vào miệng, mũi và mắt của bạn với các vật dụng này có thể làm lây lan virus.
Chẩn đoán viêm phế quản như thế nào?
Để xác định chính xác tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện một số xét nghiệm như sau:
Kiểm tra chức năng phổi
Đo chức năng thông khí của phổi được coi là phương pháp chẩn đoán với độ chính xác cao. Có khả năng loại trừ được các nguyên nhân gây ho dai dẳng, viêm phổi,…
Nếu chức năng phổi bình thường và nhu mô phổi không bị tổn thương. Bệnh nhân được chẩn đoán là viêm phế quản cấp tính. Với kết quả xét nghiệm cho thấy hình ảnh thông khí bị tắc nghẽn. Bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh phổi tắc nghẽn.
Chụp X-quang phổi
Chụp X-quang phổi cũng là một trong những phương pháp chẩn đoán bệnh viêm phế quản mãn tính. Phim X-quang cho phép bác sĩ quan sát tình trạng phổi của bệnh nhân. Có thể nhận thấy dày thành mạch máu, đường thở, mô kẽ phế quản.
Ngoài ra, chụp X-quang phổi còn giúp phân biệt và loại trừ các bệnh gây tổn thương nhu mô phổi như: Viêm phổi kẽ, lao phổi, ung thư phổi. Những bệnh cũng có các triệu chứng ho dai dẳng.
Điều trị viêm phế quản
Tùy theo tình trạng bệnh mà cách điều trị viêm phế quản sẽ khác nhau. Nhìn chung, các phương pháp điều trị phụ thuộc vào triệu chứng của bệnh, bao gồm:
- Dùng thuốc: Người bị viêm phế quản mãn tính thường được bác sĩ chỉ định dùng thuốc giãn phế quản. Thuốc này làm thông phế quản giúp bệnh nhân thở dễ dàng hơn.
- Tùy từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh đeo máy thở. Trong trường hợp nặng hơn, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc theophylline để làm giãn các lớp cơ trong đường thở.
- Trường hợp cả 2 loại thuốc đều không hiệu quả. Bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc kháng viêm dạng hít hoặc viên nén mở đường thở.
- Phục hồi chức năng phổi: Đây là phương pháp bao gồm các bài tập thể dục, bài tập thở và chế độ ăn uống hợp lý. Ứng dụng các chương trình phục hồi chức năng phổi sẽ giúp bệnh nhân nâng cao thể lực, tăng sức bền và quá trình hô hấp diễn ra thuận lợi.
- Liệu pháp oxy giúp những người bị viêm phế quản mãn tính thở dễ dàng hơn.
Lời Kết,
Vậy là KISHO ASMA vừa giải đáp câu hỏi “Viêm phế quản cấp có nguy hiểm không?” của bạn. Để được giải đáp kĩ lưỡng về hen phế quản cũng như phương pháp điều trị bệnh của KISHO ASMA, vui lòng liên hệ hotline 0983 96 95 96 hoặc truy cập Fanpage Kisho Asma để được phản hồi nhanh nhất từ chuyên gia nhé.